Mỗi một nhà đầu tư khi quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán đều sẽ xác định được mức rủi ro mà mình có thể tiếp nhận. Tuy nhiên, để xác định được mức giá mà bạn chấp nhận để bỏ ra để mua một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu là rất khó. Chính vì vậy chỉ số P/E ra đời.
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) dùng để chỉ tỷ số tài chính hay hệ số giá trên lợi nhuận của một cổ phiếu. Chỉ số này giúp cho các nhà đầu tư xác định được số tiền mà họ định trả cho một cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Chỉ số ROE là gì?
- Chỉ số eps là gì?
- Margin là gì?
- Hiệu ứng fomo là gì?
Công thức xác định chỉ số P/E
Để xác định chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định 2 yếu tố: giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập hay lợi nhuận ròng của cổ phiếu đó. Tỷ số P/E thông thường được tính bằng cách lấy bình quân giá trị của cổ phiếu đã phát hành trong một thời điểm nhất định sau đó chia cho số cổ phần mà doanh nghiệp cam kết trả cho các nhà đầu tư ở giai đoạn này.
Theo thông thường thì tỷ số P/E của một công ty sẽ được tính toán sau khi kết thúc một quý, một năm hoạt động dựa trên số liệu của công ty. Dù vậy nhưng không phải năm nào tỷ số này cũng sẽ giống nhau, tỷ số P/E có thể lên xuống thất thường, thậm chí nếu công ty hoạt động không tốt thì tỷ số này hoàn toàn có thể tuột dốc tới mức âm.
Vì sao các nhà đầu tư nên quan tâm P/E
Các nhà đầu tư có kinh nghiệm thường sẵn sàng trả một mức premium cho cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu, vì thế mà những doanh nghiệp này thường có chỉ số P/E rất cao.
Hay nói một cách rõ ràng hơn thì chỉ số P/E cao thể hiện mức độ sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Thế nhưng đôi khi, P/E là biểu hiện của doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, nếu chỉ số P/E thấp thì có thể doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhưng thất thường và khoản lợi nhuận này là không bền vững. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hoạt động của họ đang hiệu quả hơn trước làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên một cổ phần tăng lên và dẫn đến chỉ số này giảm đi.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy để xác định P/E như thế nào là tốt là một điều rất khó.
Bù lại, khi sử dụng phương pháp so sánh chỉ số P/E các nhà đầu tư nhận thấy mang đến được hiệu quả tốt mặc dù chỉ với vài bước đơn giản để tính toán. Chỉ số P/E cũng được xem là thước đo tâm lý hiệu quả khi tâm lý đám đông là một sự ảnh hưởng không nhỏ đối với quyết định đầu tư của nhiều người.
Kỹ thuật định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E
P/E là chỉ số chịu tác động, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như rủi ro về mặt tài chính, ngành nghề kinh doanh, lạm phát, lãi suất hay tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước… Để đánh giá được chỉ số P/E như thế nào là tốt cần lưu ý những điểm sau:
- Công ty phát triển nhanh hay không: nếu mức tăng trưởng chỉ đạt 5-7% mà chỉ số P/E vẫn cao thì chứng tỏ là giá cổ phiếu quá cao;
- Mức độ lạm phát và lãi suất trái phiếu ở thời điểm đó như thế nào, vì chỉ số P/E thường sẽ ngược chiều so với 2 yếu tố này;
- Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính là các khoản nợ hay rủi ro về quản trị hoặc khả năng xâm nhập ngành…
- Cuối cùng phải xác định được đây có phải là một doanh nghiệp hoạt động theo chu kỳ hay không
Thông thường, các nhà đầu tư và hầu hết các công ty chứng khoán sẽ áp dụng chỉ số P/E để xác định giá trị doanh nghiệp theo 3 bước:
- Thứ nhất, so sánh chỉ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
- Tiếp đó nếu chỉ số P/E trung bình ngành cao hơn P/E hiện tại của cổ phiếu thì họ sẽ sử dụng chỉ số P/E trung bình ngành làm hệ số nhân để kết hợp với EPS.
- Cuối cùng, sẽ sử dụng kết quả của phép nhân chỉ số P/E ngành và EPS dự phòng làm giá trị tuyệt đối của cổ phiếu đó.
Bằng phương pháp định giá đơn giản và dễ áp dụng nhưng lại mang đến hiệu quả rất lớn, việc áp dụng chỉ số này vào quyết định đầu tư là cách để loại bỏ rủi ro một cách toàn diện nhất.
Muốn được như vậy thì các nhà đầu cũng nên biết rằng, không tồn tại cái gọi là giá trị thực trong giá cổ phiếu cho nên đừng tôn sùng hay thần thánh hóa định giá của bất cứ tổ chức nào.
Cần xác định được khoảng giá trị thực chứ đừng nên chỉ tính một con số chính xác nào cả, bên cạnh đó thì lợi nhuận sau thuế phải xét trên khía cạnh là thu nhập bền vững và loại bỏ những thu nhập bất thường vì nó sẽ không mang nhiều ý nghĩa trong đầu tư lâu dài.
P/E được coi là một trong những chỉ số mà các nhà đầu tư tiến hành xem xét cũng như phân tích trước khi mua cổ phiếu, nhìn chung yếu tố này đóng vai trò quan trọng không kém vì vậy qua bài viết này hy vọng rằng các bạn sẽ nắm bắt chỉ số P/E một cách linh hoạt và có những quyết định đầu tư đúng đắn.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam