Được xem là nguồn lực sẵn có của một tổ chức, vốn lưu động dùng để đảm bảo các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường. Tuy vậy, với một số nhà đầu tư thì việc xác định được vốn lưu động là rất khó hình dung. Vậy làm thế nào để xác định được chính xác vốn lưu động và tịa sao việc làm lại cần thiết thì hãy cùng tìm hiểu qua bào viết này nhé.
Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động
Vốn lưu động (Working capital) là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, dùng để phục vụ cho các hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao đến đâu nhưng nếu không có đủ vốn lưu động thì việc kinh doanh cũng sẽ bị gián đoạn.
Vốn lưu động được tính dựa trên công thức đơn giản là lấy tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn. Với:
- Tài sản ngắn hạn: là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một thời gian ngắn (khoản 1 năm). Chúng bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác (các khoản phải thu, chi phí trả trước, hàng tồn kho…)
- Nợ ngắn hạn: là những khoản cần thanh toán trong hạn 1 năm. Trong bảng cân đối kế toán nó được thể hiện là tổng nợ ngắn hạn. Nếu không có hãy sử dụng bảng cân đối và cộng dồn các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả dự phòng, thuế phải trả, nợ ngắn hạn.
Việc tính toán vốn lưu động sẽ cho bạn thấy được kết quả rõ rệt rằng, nếu khoản nợ ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn thì chứng tỏ doanh nghiệp đang bị thiếu hụt vốn lưu động. Trong tình huống này, doanh nghiệp đang gặp rắc rối và có thể sẽ cần đến những nguồn tài trợ ngắn hạn khác.
Cách phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động được phân loại theo các cách sau:
- Theo vai trò: vốn lưu động theo cách này được phân chia thành vốn trong khâu dự trữ sản xuất, trong khâu sản xuất và trong khâu lưu thông;
- Theo hình thái biểu hiện: tức là vốn lưu động được chia ra để phân định rõ vốn vật tư, hàng hóa hay nguyên nhiên liệu và nguồn vốn thể hiện bằng tiền;
- Theo quan hệ sở hữu: bằng cách này các nhà đầu tư có thể thấy được doanh nghiệp sở hữu bao nhiêu vốn lưu động và bao nhiêu là các khoản nợ phải trả;
- Theo nguồn hình thành: vốn lưu động thường được hình thành dựa trên nhiều hình thức khác nhau như vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh liên kết, vốn đi vay và vốn huy động từ thị trường (cổ phiếu, trái phiếu);
- Theo thời gian huy động và sử dụng vốn: đây là hình thức phân chia giúp doanh nghiệp xác định rõ mình có bao nhiêu vốn lưu động tạm thời từ các khoản vay ngắn hạn và bao nhiêu là vốn lưu động thường xuyên.
Tại sao vốn lưu động lại quan trọng?
Để sản xuất, ngoại trừ các tài sản cố định cần có như máy móc, thiết bị… doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản tiền đẻ mua sắm hàng hóa, nguyên nhiên liệu… để phục vụ cho sản xuất. Chính vì vậy mà vốn lưu động ra đời.
Không những thế, vốn lưu động còn là một phần ảnh hưởng tới quy mô hoạt động của doanh nghiệp. nếu các doanh nghiệp có thể tự chủ trong việc sử dụng vốn thì việc mở rộng quy mô và những hoạt động mang lại lợi nhuận cao hơn là điều vô cùng dễ dàng. Vốn lưu động chính là thứ để nắm bắt thời cơ, giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?
Với các nhà đầu tư tài chính, họ sẽ luôn xem xét tỷ lệ vốn lưu động trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ phải trả của doanh nghiệp.
Nếu tỷ lệ vốn lưu động < 1: lúc này doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao khi đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Nếu tỷ lệ vốn lưu nằm trong khoảng từ 1-2: thì cho thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp là tương đối ổn định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Và với những doanh nghiệp có tỷ lệ vốn lưu động > 2: trong trường hợp này, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định, dòng tiền kinh doanh khoản và rất ít nợ vay.
Trong phân tích đầu tư, vốn lưu động và sự thay đổi vốn lưu động được ứng dụng rất nhiều khi tính toán dòng tiền của mỗi một doanh nghiệp nào đó. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu kỹ nguyên nhân của sự thay đổi vốn lưu động này. Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn có được quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam