Thị trường OTC ra đời nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư và doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu minh bạch và hiệu quả, linh động và không mất nhiều thời gian. Liệu các nhà đầu tư đã hiểu hết về thị trường OTC. Hôm nay, qua bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ thông tin và kiến thức mà chúng tôi có được để các bạn có thể hiểu rõ hơn về thị trường OTC nhé!
Thị trường OTC là gì?
Thị trường OTC
Thị trường OTC (OTC thuật ngữ tiếng Anh là Over The Counter) hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự giúp đỡ của các phương tiện thông tin.
Đặc điểm của thị trường OTC
Đặc điểm thị trường OTC
Hoạt động của nhà đầu tư: Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải độc lập mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau.
Cổ phiếu giao dịch: Cổ phiếu chưa niêm yết được phát hành nhưng chưa đủ điều kiện để niêm yết và giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Có 3 loại cổ phiếu chưa niêm yết:
Cổ phiếu ưu đãi: Đây là cổ phiếu được bán cho nhân viên trong nội bộ của công ty phát hành chứng khoán trước khi chính thức được đưa lên sàn chứng khoán.
Cổ phiếu ủy thác: Không phải tất cả các công ty khi lần đầu phát hành chứng khoán đều am hiểu về vấn đề này nên thường họ sẽ nhờ các công ty chứng khoán thay mặt họ phát hành chứng khoán.
Cổ phiếu trực tiếp: Ngược lại với cổ phiếu ủy thác, nhà đầu tư sẽ tự mình phát hành chứng khoán, đấu giá. Do đó cổ phiếu thường cao hơn với cổ phiếu ủy thác, tính thanh khoản cũng như giao dịch dễ dàng, hạn chế các khoản phát sinh do quá trình ủy thác gây ra.
Giao dịch OTC: Phương thức giao dịch chủ yếu của cổ phiếu OTC là thông qua mua bán trực tiếp theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Bên mua và bên bán sẽ gặp nhau trực tiếp để thương lượng, quyết định việc mua bán chứng khoán. Bên mua và bên bán cũng có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán.
Lợi thế của thị trường OTC
Lợi thế của thị trường OTC
- Địa điểm giao dịch không qua sàn
- Giá cổ phiếu OTC lên xuống không theo biên độ nhất định nào cả mà theo cung cầu thị trường. Do đó, OTC có khả năng đem lại lợi nhuận khủng cho nhà đầu tư.
- Cơ chế thanh toán linh hoạt, đa dạng
- Giao dịch bằng cơ chế thương lượng trực và thỏa thuận giá, hạn chế các khoản chi phí phát sinh
Rủi ro thường gặp của thị trường OTC
- Việc giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC sẽ tốn thời gian vì phải qua nhiều trung gian môi giới. Do đó, tính thanh khoản của thị trường OTC thấp hơn thị trường tập trung.
- Thị trường không đồng nhất giá cổ phiếu nên sẽ xảy ra nhiều trường hợp nhà đầu tư mua “hớ”.
- Các công ty cổ phần chưa niêm yết sẽ không có được kiểm toán giống như các công ty đã niêm yết. Do đó, thông tin họ cung cấp thường không được minh bạch và chính xác. Nhà đầu tư mua cổ phiếu OTC sẽ gặp nhiều rủi ro hơn nếu không xem xét kỹ.
- Giao dịch có độ rủi ro khá cao. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng. Bởi có những cổ phiếu theo nội bộ công ty, sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin. Và trong thời hạn 1 năm, nững quyền lợi vẫn thuộc về người bán, còn người bỏ tiền ra mua thì chịu thiệt. Hoặc rủi ro trong giao dịch chuyển nhượng quyền mua.
Cuối cùng, qua những thông tin cơ bản về thị trường OTC. Chúng tôi muốn nhấn mạnh những người là chủ đầu tư cần trang bị kiến thức về phân tích và đánh giá cổ phiếu trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ về tình hình kinh doanh và tiềm năng của doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam