Không chỉ riêng với doanh nghiệp hay các nhà phân tích tài chính mà ngay cả với các nhà đầu tư thì phân tích báo cáo tài chính cũng là việc hết sức quan trọng, giúp các nhà đầu tư nắm được thành bại trong tay một cách chuẩn xác và rõ ràng nhất.
Báo cáo tài chính là gì? Tại sao phải phân tích báo cáo tài chính?
Báo cáo tài chính là nơi cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…
Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:
- Báo cáo của Ban giám đốc;
- Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập;
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Một số nhà đầu tư khi mới bắt đầu họ chỉ chú trọng vào một số yếu tố như tỷ lệ chia cổ tức hay các chỉ số ROA, ROE mà cho rằng việc phân tích báo cáo tài chính không quan trọng.
Tuy nhiên trên thực tế, phân tích báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu khi đọc báo cáo tài chính. Các chỉ số trong báo cáo tài chính sẽ giúp bạn đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp có đang tăng trưởng hay không, ngoài ra còn là công cụ giúp dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính
Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính mang ý nghĩa và giúp ích to lớn cho việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư khi tham gia chứng khoán. Các chỉ số tài chính khi được phân tích và nêu ra trong báo cáo tài chính giúp cho các nhà đầu tư tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
Một số các chỉ số tài chính quan trọng có ảnh hưởng lớn mà các nhà đầu tư nên chú ý:
Thứ nhất, chỉ số thanh toán.
- Chỉ số thanh toán hiện hành: đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn chỉ số này nằm trong mức 2-3 được xem là tốt;
- Chỉ số thanh toán nhanh: chỉ số này đo lường được mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài có mức thanh khoản cao mới được đưa vào tình toán;
- Chỉ số tiền mặt: giống với tên gọi, đây là chỉ số cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn hay cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại phải chi trả;
- Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: chính sách tín dụng của doanh nghiệp áp dụng đối với khách hàng sẽ được thể hiện tính hiệu quả qua chỉ số này. Khi so sánh qua từng năm, nếu chỉ số này giảm thì rất có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ khách hàng hoặc là dấu hiệu cho thấy doanh số vượt quá mức cho phép;
- Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: chỉ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. doanh nghiệp sẽ ít bị rủi ro hơn nếu chỉ số này giảm qua từng năm;
- Chỉ số vòng quay các khoản phải trả: chỉ số này cho biết doanh nghiệp có phải dùng chính sách tín dụng của nhà cung cấp hay không. Nếu chỉ số này quá thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp;
Thứ hai, chỉ số hoạt động:
- Lợi nhuận bán hàng: tại đây bao gồm các chỉ số về biên lợi nhuận thuần, biên lợi nhuận hoạt động, biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận phân phối;
- Lợi nhuận đầu tư bao gồm: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (ROCE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Các chỉ số này cho biết mức lợi nhuận doanh nghiệp có được qua quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó phản ảnh rõ ràng mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
Thủ thuật đọc và phân tích báo cáo tài chính
Để đánh giá được tình hình doanh nghiệp qua các chỉ số tài chính, các nhà đầu tư cần biết cách so sánh với kỳ trước để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp theo chiều ngang.
Bên cạnh đó, so sánh với các các doanh nghiệp cùng ngành cũng là bước làm đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Khi tính toán các chỉ số, ta chỉ cần quan tâm xem con số đó thể hiện tính thời điểm hay thời kỳ để có thể nhận xét một cách chính xác nhất.
Quá trình nghiên cứu trước khi quyết định đầu tư luôn là quá trình mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn của bạn. Thông qua bài viết này, hy vọng rằng sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ hơn cách phân tích báo cáo tài chính. Từ đó tiết kiệm được thời gian và đem lại được hiệu quả tốt nhất.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam