Chiến tranh thương mại vẫn luôn là một cụm từ vẫn hay được người ta nhắc đến. Có lẽ khi nghe đến “chiến tranh thương mại”, chúng ta hay nghĩ đơn giản rằng là chiến tranh có liên quan đến mua bán hàng hóa, giao dịch giữa các nước với nhau. Bài viết này sẽ nói rõ cặn kẽ và sâu sắc hơn về cụm từ này để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về nó nhé.
Thế nào là chiến tranh thương mại?
Hình minh họa chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các rào cản thương mại (bao gồm: giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự mất giá của tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần đến mức tự cung tự cấp.
Các hình thức của chiến tranh thương mại
Có 4 loại hình thức chiến tranh thương mại:
Chiến tranh tiền tệ: Các nước tìm cách giành lợi thế về mình bằng cách hạ giá đồng nội tệ nước mình so với nước khác. Khi đó, tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong khi nhập khẩu vào trở nên đắt đỏ. Cả hai tác động này đều có lợi cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên có một nhược điểm đó là việc tăng giá đối với hàng hóa nhập khẩu làm giảm sức mua của người dân. Nếu các nước đều áp dụng như vậy sẽ làm suy giảm thương mại toàn cầu.
Chiến tranh thuế quan: Các nước tăng thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến các hàng hóa nhập khẩu này trở nên đắt đỏ do phải phát sinh thêm chi phí thuế nhập khẩu, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nội địa không phải chịu thuế.
Cấm vận kinh tế: Là hình thức chiến tranh bao gồm các hình phạt về thương mại và tài chính của một hoặc nhiều nước nhằm vào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, cấm vận kinh tế được áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích khác như chính trị, quân sự và xã hội.
Chiến tranh kinh tế: Là chiến lược kinh tế trong đó sử dụng các biện pháp làm suy yếu nền kinh tế của đối thủ. Lấy ví dụ trong thời chiến, chiến tranh kinh tế nhằm mục đích phong tỏa, thu giữ, kiểm soát, phá hoại các nguồn lực kinh tế quan trọng để làm cho lực lượng đối thủ suy yếu. Chiến tranh kinh tế thường là một khía cạnh trong cuộc chiến toàn diện, trong đóc chỉ có chiến tranh vũ trang, quân sự, việc hủy hoại kinh tế của nhau có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của kẻ thù.
Những cuộc chiến tranh thương mại trọng điểm diễn ra trong lịch sử
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
- Chiến tranh Anh – Hà Lan (1652 – 1784)
- Chiến tranh nha phiến (1839 – 1860)
- Chiến tranh chuối (1898 – 1934)
- Chiến tranh thương mại Anh – Ireland (1932 – 1938)
- Chiến tranh thương mại liên quan đến thực phẩm biến đổi gen (2020 – 2011)
- Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Trump (2018)
- Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung (2018)
- Chiến tranh thương mại Hàn – Nhật (2019)
Ưu và nhược điểm khi chiến tranh thương mại nổ ra
Ưu điểm:
- Bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh với các đối thủ mạnh.
- Hàng hóa sản xuất từ trong nước được người tiêu dùng chú trọng hơn.
- Giải quyết các vấn đề về việc làm trong nước.
- Cải thiện thâm hụt thương mại.
- Trừng phạt những nước có chính sách thương mại phi đạo đức
Nhược điểm:
- Tăng chi phí và dễ dẫn đến lạm phát tăng nhanh.
- Làm hạn hẹp các mối quan hệ bạn bè quốc tế.
- Giảm thị trường thương mại, trì trệ thương mại.
- Kinh tế chậm phát triển.
- Suy giảm mối quan hệ giữa các nước, giảm sự trao đổi hàng hóa, tiếp thu các văn hóa nước bạn.
Khó khăn của người dân Bắc Kinh trong chiến tranh thương mại
Tuy rằng, chiến tranh thương mại cũng có mặt tốt và xấu nhưng nhiều nhà kinh tế họ cho rằng chiến tranh thương mại thường gây ra nhiều nhược điểm hơn ưu điểm của nó. Ví dụ, nếu một quốc gia tăng thuế nhập khẩu, quốc gia đối lập có thể trả đũa bằng biện pháp tương tự. Nhưng sự tăng trợ cấp rất khó trả đũa. Những nước nghèo dễ bị tổn thương hơn so với những nước giàu có trong chiến tranh thương mại. Bởi khi chiến tranh thương mại xảy ra chống lại sự bán phá giá của những sản phẩm rẻ, chính phủ nước đó có nguy cơ làm cho sản phẩm quá đắt đối với với người tiêu dùng nội địa.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam