Để phân tích kỹ thuật chứng khoán, các nhà đầu tư phải dựa vào rất nhiều các chỉ báo khác nhau, MACD là một trong các chỉ báo ấy. Việc hiểu đúng và sử dụng tốt chỉ báo này được đánh giá là sẽ mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận tốt đồng thời hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.
MACD là gì?
Moving Average Convergence Divergence
MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một dạng chỉ báo kỹ thuật, dạng chỉ báo này thông thường sẽ được biểu thị bởi các đường MACD.
Được phát triển từ năm 1970 bởi Gerald Appel, một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp trong suốt 35 năm. Ngoài việc là một cố vấn đầu tư chuyên nghiệp, ông còn là tác giả và đồng tác giả của hơn 15 cuốn sách, bài báo liên quan đến chiến lược đầu tư.
MACD được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng.
Chỉ báo MACD hoạt động như thế nào?
MACD hoạt động như thế nào?
Chỉ báo MACD được chia làm hai phần: đường MACD và biểu đồ MACD. Đường MACD là các điểm thể hiện trung bình động hàm mũ (ECA) nối lại với nhau tạo thành, được xem là đại diện cho đường tín hiệu. Riêng với biểu đồ MACD, nó được tính toán dựa trên sự chênh lệch giữa hai đường ECA và EMA.
Đường MACD
Giúp xác định đà tăng hoặc giảm theo xu hướng của thị trường, nhìn chung, các giai đoạn được sử dụng để tính hai EMA thường được đặt là 12 giai đoạn và 26 giai đoạn.
Giai đoạn có thể được cấu thành theo các hình thức khác nhau như phút, giờ, ngày, tuần, tháng. Đường MACD dao động ở trên và dưới đường bằng 0, đây là điều báo hiệu sự giao nhau giữa các đường trung tâm, từ đây các nhà đầu tư xác định được EMA 12 và EMA 26 thay đổi vị trí tương đối ra sao.
Đường tín hiệu
Đường EMA thứ 9 trở đi sẽ được mặc định là đường tín hiệu của đường chính, các nhà đầu tư nhờ vào đó mà biết được các chuyển động trước của nó một cách dễ dàng hơn.
Dù không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác điểm giao nhau giữa đường MACD và đường tín hiệu nhưng những sự kiện này thường được coi là tín hiệu đảo chiều đặc biệt là khi chúng xảy ra ở các điểm cực trị của biểu đồ MACD.
Biểu đồ MACD
Đây được xem là một bộ hồ sơ bằng hình ảnh thể hiện các chuyển động tương đối của đường MACD và đường tín hiệu. Thay vì thêm vào dòng di chuyển thứ ba, biểu đồ được tạo từ các cột giúp cho nó trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn. Điều đáng chú ý là các cột của biểu đồ không liên quan đến khối lượng giao dịch của tài sản.
Phương thức giao dịch với chỉ báo MACD
MACD 12, MACD 26, MACD 9
● Giao dịch khi đường MACD giao với đường Signal
Phương thức này cho các nhà đầu tư biết rằng, nếu như đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống thì chúng ta nên bán. Và ngược lại, nếu đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên thì đây chính là lúc mà các bạn nên mua thêm cổ phiếu cho mình.
Là một công thức đơn giản, dễ áp dụng với bất kỳ ai nên hiệu quả mà nó mang lại là không quá cao khi các tín hiệu giao dịch không chính xác hay là vào thời điểm gần cuối xu hướng.
● Giao dịch khi Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại
Với phương thức này, khi histogram chuyển từ âm sang dương thì các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu và nếu nó chuyển từ dương sang âm, họ sẽ bắt đầu bán cổ phiếu đang sở hữu đi.
Đối với những công thức giao dịch trên, hiệu quả mang lại là chưa thật sự cao trong thực tế, đặc biệt là khi giao dịch trong khung thời gian hẹp. Thế nên, gợi ý tiếp theo của các nhà đầu tư là một phương pháp triển vọng hơn.
● Sử dụng MACD trên 2 khung thời gian
Tức là bạn sẽ cần xác định xu hướng khung thời gian lớn hơn và giao dịch theo xu hướng đã xác định. Tiếp đó là áp dụng các phương thức giao dịch nói trên để tiến hành mua bán cổ phiếu, hiệu quả của công thức này là khá tốt khi các nhà đầu tư đơn giản chỉ là đang thuận theo xu hướng trên một khung thời gian lớn hơn.
Qua những phân tích trên có thể thấy rằng, MACD là một chỉ báo khoa học, dễ áp dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Tuy nhiên, muốn nó mang đến hiệu quả cao các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ, từ đó hiệu quả mang lại sẽ đạt kỳ vọng tốt hơn. Chúc các bạn thành công.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam