Thuật ngữ tái đầu tư là một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế bởi vậy khi nhiều người nghe đến thuật ngữ này đã cảm thấy khó hiểu. Xét dưới góc độ pháp lý, tái đầu tư không được quy định một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật, khi giải thích có nhiều ngôn ngữ trừu tượng và chuyên ngành. Do đó, để lý giải bài toán khó này, bài viết này sẽ giải thích một cách đơn giản và xúc tích nhất những điều cần biết về tái đầu tư.
Tái đầu tư là gì?
Tái đầu tư được hiểu là việc sử dụng cổ tức, tiền lãi hoặc bất kỳ hình thức phân phối thu nhập nào khác nhận được từ một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu hoặc các chứng khoán khác thay vì nhận các khoản phân phối bằng tiền mặt.
Cổ phiếu ở đây có thể hiểu đơn giản là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Đặc trưng của tái đầu tư
Xoay vòng vốn
Thứ nhất, tái đầu tư diễn ra khi một nhà đầu tư sử dụng tiền thu được phân phối từ quyền sở hữu của một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác của cùng một khoản đầu tư.
Thứ hai, tiền thu được từ hoạt động này có thể bao gồm bất kỳ hình thức phân phối nào được chi trả từ khoản đầu tư bao gồm cổ tức, tiền lãi,… liên quan đến quyền sở hữu đầu tư. Nếu không có tái đầu tư, các khoản tiền này sẽ được trả cho nhà đầu tư dưới dạng tiền mặt. Doanh nghiệp xã hội luôn tái đầu tư trở lại hoạt động của chính họ.
Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư
Tái đầu tư hay còn gọi là tỷ số lợi nhuận giữ lại (Retention ratio) nghĩa là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Công thức tính chính:
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại/Lợi nhuận sau thuế) x 100%
Hoặc:
Tỷ lệ tái đầu tư = (1-Tỷ lệ chi trả cổ tức)
Trong đó, tỷ lệ chi trả cổ tức được tính bằng cổ tức tiền chia cho lợi nhuận.
Lấy ví dụ một bài toán: Một công ty A có ROE (Lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu) = 10%. Tỷ lệ chi trả cổ tức đều đặn hằng năm là 30% trên tổng lợi nhuận.
Hay nói cách khác, công ty dành 70% lợi nhuận để tái đầu tư.
Vậy tỷ lệ tái đầu tư = 1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức = 1 – 30%
Tốc độ tăng trưởng của công ty = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư = 10% x (1 – 30%) = 7%
Ý nghĩa của tỷ lệ tái đầu tư
Tỷ số lợi nhuận giữ lại phản ánh 1 đồng lợi nhuận sau thuế có bao nhiêu đồng lợi nhuận được giữ lại. Hoặc theo tỷ lệ % với ý nghĩa 100 đồng lợi nhuận sau thuế có bao nhiêu đồng lợi nhuận giữ lại.
Hiệu quả mang lại
Hiệu quả tái đầu tư
Trao cho các cổ đông là một cách để tích lũy thêm cổ phần mà không phải đóng phí trung gian. Nhiều công ty cung cấp cổ phần với mức chiết khấu thông qua chiến lược tái đầu tư cổ tức từ 1% đến 10% so với giá cổ phần hiện tại.
Về lâu dài, việc tái đầu tư với chiến lược trên mạng lại hiệu quả vô cùng cho chủ đầu tư đối với lợi nhuận gộp. Khi cổ tức tăng, cổ đông sẽ nhận được số tiền càng ngày lớn trên mỗi cổ phiếu mà họ có được, số tiền này lại có thể mua thêm cổ phiếu. Theo thời gian, việc làm này sẽ giúp tăng tổng lợi nhuận hoàn vốn tiềm năng của khoản đầu tư.
Đến đây, có lẽ nhiều bạn sẽ không khỏi bất ngờ về tái đầu tư phải không. Những lợi ích chúng mang lại cho khoản đầu tư khá lớn. Do đó, nếu các bạn có ý định cho tái đầu tư, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam