Khi thành lập công ty cổ phần thì cổ đông là yếu tố không thể thiếu.Cổ phiếu của công ty thoạt nhìn chỉ đơn thuần phản ánh các hoạt động trên thương trường xong thực chất tồn tại trong đó là sự phản ánh của cổ đông lớn hoặc cổ đông nhỏ.
Cổ đông là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ vốn góp vào công ty đó.Nói theo một cách đơn giản hơn thì họ là người nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp.
Cổ đông lớn là gì?
Cổ đông lớn (Blockholder) là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% cổ phần trở lên có quyền biểu quyết một số quyết định quan trọng của tổ chức phát hành.
Cổ đông lớn trong doanh nghiệp
Trong phạm vi số vốn mà các cổ đông đã góp vốn vào công ty, cổ đông phải chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề liên quan tương ứng với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Cổ đông lớn thường được hiểu sẽ có quyền lực hơn. Thông qua nhiều cách mà một cá nhân và tổ chức nào đó có thể bước chân vào công ty cổ phần. Mua cổ phiếu mà doanh nghiệp chào bán trên thị trường hay góp vốn trực tiếp vào thời điểm thành lập công ty.
Cổ đông thực chất là ai?
Cổ đông là một trong một số cá nhân hay tổ chức nào đó nắm giữ quyền có được hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp.Nói theo một cách đơn giản hơn thì họ là người nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp.
Quyền hạn lợi ích của cổ đông lớn
Có các loại cổ đông sau
Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp thì có các loại cổ đông sau: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.
- Cổ đông sáng lập cần có các điều kiện sau:
- Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức có góp vốn bằng tài sản để sở hữu ít nhất một của cổ phần đó.
- Mỗi cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% cổ phần trên tổng cổ phần của Doanh nghiệp tại thời điểm thành lập.
- Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, cổ đông sáng lập ký tên là thành viên sáng lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập.
- Quyền hạn của cổ đông phổ thông như sau:
- Được tham dự đại hội cổ đông
- Được phát biểu ý kiến của mình về tất cả nội dung tại buổi họp cổ đông
- Được biết số phiếu biểu quyết của cổ đông. Số phiếu biểu quyết tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông phổ thông nắm giữ.
- Được thực hiện biểu quyết của mình tại cuộc họp Đại hội cổ đông thông qua hình thức trực tiếp hoặc người thông qua.
- Được nhận số cổ tức sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế tương ứng với mức đã được quy định
- Được chuyển nhượng cổ phần phổ thông được xem, tra cứu, các thông tin trong danh sách cổ đông, điều lệ công ty, các tài liệu liên quan cuộc họp của đại hội cổ đông,…
- Quyền hạn của cổ đông ưu đãi như sau:
- Được tham gia, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của một số cổ đông trong phiên họp đại hội cổ đông.
- Được công nhận số phiếu biểu quyết của cổ đông đang sở hữu nhiều hơn so với cổ đông đang sở hữu cổ phần phổ thông.
Cổ đông lớn tiếp tục bán ra cổ phiếu
Quy định mới về quyền của cổ đông nắm giữ 5% quyền quyết định thay vì 10% như trước đây có thể nhằm tương đồng với quy định về cổ đông lớn trong Luật chứng khoán 54/2019/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2019 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021.
Theo quy định của luật Chứng khoán tại khoản 18 điều 4” cổ đông lớn” được định nghĩa là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.Tỷ lệ nắm 5% cổ phần biểu quyết của cổ đông tại bất cứ thời điểm nào mà không cần thời hạn nhất định.
Đối với các cổ đông nắm giữ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn. Theo quy định điều lệ công ty ghi nhận quyền đề cử người vào HĐQT và BKS nhưng đã yêu cầu loại bỏ các cổ đông phải liên tục nắm giữ cổ phần từ 6 tháng trở lên.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi tin rằng bạn đã nắm rõ một phần nào đó về cổ đông lớn và cũng như sự ảnh hưởng của chúng đến với mệnh giá cổ phiếu.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam