Bạn có muốn học một hệ thống kỹ thuật được chắt lọc qua hàng trăm năm sử dụng. một hệ thống khá linh hoạt, có thể kết hợp với bất kỳ công cụ kỹ thuật nào của phương Tây.
Nếu muốn, biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản, hay gọi là mô hình “nến nhật”. Bạn sẽ bất ngờ với mô hình này đấy. Đối với các chuyên gia về Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán thì đây là mô hình dễ dàng phân tích thị trường nhất.
Sự ra đời của mô hình “nến Nhật”
Mô hình nến Nhật có nguồn gốc từ một thương nhân gạo Nhật Bản tên là Munehisa Homma. Ông sinh năm 1724 cảng Sakata, đảo Honshu, Nhật Bản. Gia đình ông kinh doanh gạo bởi gia thế ông là một gia đình giàu có sở hữu nhiều đồn điền, đồng ruộng.
Ông là cha đẻ của thứ gọi là “đồ thị cây nến”. Ông vẽ chúng, nghiên cứu, đối chiếu với tác động của các nhân tố liên quan như biến động thời tiết, tình hình kinh tế, chính sách thuế của nhà nước,… để tìm ra quy luật chuyển động giá.
“Ba ngày mua, một ngày bán” là cái tên mà người ta hay gọi ông vào lúc đó. 3 ngày liên tục ông chỉ mua mà không hề bán, đến ngày thứ 4 những thông tin mất mùa từ các nơi đổ về, giá tăng vọt. Người ta vẫn phải đổ xô vào mua gạo của Homma. Và chỉ trong 4 ngày, Munehisa Homma trở thành người giàu nhất Nhật Bản kiểm soát toàn bộ lượng gạo lúc bấy giờ.
200 năm sau các mô hình nến và biểu đồ nến Nhật nhanh chóng được lan truyền rộng rãi và được giới thiệu bởi Steve Nison với cuốn sách mang tên Kỹ thuật biểu đồ nến Nhật Bản.
Cách đọc nến Nhật như thế nào?
Cách đọc nến Nhật
Giải thích thuật ngữ:
- Open: Giá mở cửa
- Close: Giá đóng cửa
- Low: Giá thấp nhất
- Hight: Giá cao nhất
Màu của nến thể hiện sự tăng hay giảm của giá thị trường.
Nến tăng (màu xanh lá) có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa.
Nến giảm (màu đỏ) có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa.
Thân nến là khoảng giá mở cửa và đóng cửa.
Đoạn thẳng trên và dưới thân nến là bóng nến. Bóng nến trên là Upper Shadow, bóng nến dưới là Lower Shadow.
Giá cao nhất (hight) là giá thể hiện trên bóng nến trên của nến.
Giá thấp nhất (low) là giá thiển hiện trên bóng nến dưới của nến.
Có những loại mô hình nến phổ biến nào?
Trong giới thị trường chứng khoán, người ta thường sử dụng 4 loại mô hình phổ biến sau:
Mô hình nến Marubozu
Mô hình nến Marubozu
Đặc điểm của nến Marubozu là thân nến lớn và đặc biệt không có bóng nến.
Khi nhìn vào sự thay đổi của nến Marubozu. Nếu nến Marubozu tăng cho thấy phe mua kiểm soát toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Ngược lại, nếu nến Marubozu giảm cho thấy phe bán kiểm soát toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối.
Mô hình nến Hammer (hay thường gọi là nến búa)
Mô hình Hammer (nến búa)
Đặc điểm nhận dạng của nến Hammer đó là thân nến nhỏ, bóng nến trên rất nhỏ hoặc không có còn bóng nến dưới thì khá dài. Hình dáng giống cái búa đóng đinh nên người ta gọi nó là nến búa để dễ hình dung.
Nến búa thể hiện ban đầu phe bán chiếm ưu thế khi giảm mạnh so với điểm mở cửa nhưng về sau, phe mua chiếm lại ưu thế khi đẩy giá lên cao. Điều này tạo bóng dưới của nên dài ra. Nếu nến búa xuất hiện trong một xu hướng giảm thì có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều tăng.
Mô hình nến Spinning Top – Con xoay
Mô hình nến Spinning Top – Con xoay
Đặc điểm nhận dạng của mô hình nến này là thân nến nhỏ, cả bóng trên và bóng dưới của nến đều dài.
Đặc điểm này của nến cho biết khi thị trường mở cửa, cả phe mua và phe bán đều cố gắng giành quyền kiểm soát (điều này dẫn đến bóng nến trên và dưới đều dài).
Thân nến nhỏ thể hiện áp lực cạnh tranh giành quyền kiểm soát giữa phe mua và phe bán, cuối phiên cũng không có phe nào giành chiến thắng.
Mô hình nến Inverted Hammer (hay thường gọi là nến búa ngược)
Mô hình nến Inverted Hammer (nến búa ngược)
Đặc điểm của Inverted Hammer giống với nến Hammer. Tuy nhiên xoay ngược lại. Khi đó, bóng nến dưới rất nhỏ hoặc không có, còn bóng nến trên rất dài.
Nến búa ngược cho thấy ban đầu phe mua chiếm ưu thế khi đẩy giá lên cao so với giá mở cửa, nhưng về sau phe bán lấy lại ưu thế khi đẩy giá xuống tạo thành bóng nến rất dài. Nếu nến búa ngược xuất hiện trong một xu hướng tăng thì rất có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều giảm.
Đến đây, các bạn cũng đã nắm được sơ lược nguồn gốc và các đặc điểm của mô hình nến Nhật. Tin chắc rằng, nếu các bạn tìm hiểu sâu hơn nữa về mô hình này, bạn sẽ cảm thấy hứng thú và có được nhiều sự hiểu biết về thị trường tài chính hơn nữa.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam