Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư không chỉ đơn giản là nắm bắt thông tin thị trường, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp… mà còn phải hiểu được ý nghĩa các lệnh giao dịch trên sàn.
Mỗi một lệnh đều mang một ý nghĩa riêng tại một thời điểm nhất định, vì vậy nếu như nắm được đặc điểm cũng như cách vận dụng nó thì chắc chắn sẽ mang đến những món lời không tưởng. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu cách nắm bắt giới hạn của cổ phiếu bằng lệnh LO.
Thế nào là lệnh giao dịch chứng khoán?
Trong mỗi phiên giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu của mình trong thời gian đặt lệnh chứng khoán đã được quy định trên mỗi sàn. Các lệnh giao dịch này được hiểu là một động tác báo giá của các nhà đầu tư khi muốn mua hoặc bán cổ phiếu trên thị trường.
Lệnh LO là gì?
Các lệnh giao dịch được sử dụng nhiều nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay có thể nhắc đến như:
- Lệnh giới hạn (LO)
- Lệnh thị trường (MP)
- Lệnh MTL, MOK, MAK sử dụng riêng trên sàn HNX
- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định (ATO, ATC)
Lệnh LO là gì?
LO là viết tắt của Limit Order được hiểu là lệnh giới hạn, dùng để mua bán cổ phiếu tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh LO giúp các nhà đầu tư đưa ra mức giá cụ thể, có hiệu lực từ khi đặt lệnh đến hết ngày giao dịch hoặc là đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Trong rất nhiều các lệnh được sử dụng trên sàn kể trên, lệnh LO được đánh giá là lệnh chứng khoán mà ở bất cứ phiên giao dịch nào cũng được sử dụng. Tần suất xuất hiện trên thực thế của lệnh LO lên đến 95%. Vậy lệnh LO là gì mà lại được sử dụng nhiều như vậy?
Những điều cần biết về lệnh LO
Nguyên tắc sử dụng lệnh LO
Hiện nay, lệnh này được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất dưới hình thức lệnh chờ. Tức là khi tiến hành đặt lệnh, bạn sẽ treo lệnh rồi chờ đến lượt mua bán chứ không khớp lệnh ngay. Trường hợp được khớp lệnh ngay chỉ xảy ra khi bạn đặt giá mua cao hơn hoặc bằng với giá bán hiện tại của cổ phiếu đó.
Lệnh LO có mức độ ưu tiên khớp lệnh sau lệnh ATO, ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ và khớp sau lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục.
Lệnh giới hạn được sử dụng phổ biến trên cả ba sàn chứng khoán lớn của Việt Nam là HOSE, HNX và UpCom trong tất cả các phiên giao dịch. Giá của lệnh cũng có thể được các nhà đầu tư yêu cầu sửa nếu trong phiên khớp lệnh liên tục mà lệnh chưa khớp hoặc chưa khớp hết.
Sử dụng lệnh LO, được và mất gì?
Thời gian khớp lệnh của lệnh giới hạn
Ưu điểm của lệnh LO
Đúng như tên gọi, lệnh giới hạn giúp các nhà đầu tư sử dụng phán đoán của mình đưa ra một mức giá chấp nhận mua hoặc bán cổ phiếu mong muốn, từ đó thu về phần lợi nhuận không tưởng.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh trong trường hợp đã sở hữu đầy đủ những điều kiện cần thiết, điều này giúp đảm bảo giảm đi những rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch.
Nhược điểm của lệnh LO
Để sử dụng lệnh LO một cách hiệu quả thì phụ thuộc rất nhiều vào việc phán đoán thị trường của các nhà đầu tư. Nếu biến động của thị trường không trùng khớp với phán đoán tức là các nhà đầu tư sẽ phải mất thời gian để chờ đợi, việc này vô hình chung có thể gây stress nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm.
Ngoài ra, bạn cũng không thể tiến hành việc đặt lệnh nếu xét trên một biên độ giá mà chỉ có thể đặt mới một mức giá chính xác. Điều kiện này vừa có thể là lợi cũng có thể là hại đối với các nhà đầu tư.
Từ những phân tích trên, hy vọng rằng bạn có thể hiểu rõ hơn về lệnh LO, một công cụ hữu ích trong kế hoạch đầu tư chứng khoán của bạn. Hãy tìm kiếm cho mình cơ hội để sử dụng hiệu quả nó. Chúc bạn thành công.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam