Trên thị trường chứng khoán, đôi lúc xảy ra trường hợp chỉ số cổ phiếu tăng vọt gấp nhiều lần so với giá trị thực của nó, điều này khiến cho các nhà đầu tư khó có thể nắm bắt được. Chính vì thế mà định giá cổ phiếu dường như là biện pháp tạo nên 50% thành công khi quyết định đầu tư của bạn.
Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu hay nói một cách dễ hiểu là đi tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của cổ phiếu, tức là chúng ta đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu.
Giá trị thực ở đây tức là giá trị ta phải tính toán thông qua các phương pháp định giá cổ phiếu. Còn giá thị trường được hiểu là giá mà các nhà đầu tư mua bán trên thị trường hiện nay thông qua các sàn giao dịch chứng khoán HOSE, HNX, UpCom.
Đối với định giá cổ phiếu không có bất kỳ một công thức chung duy nhất nào, mỗi một loại hình doanh nghiệp ở mỗi một chu kỳ kinh doanh mà lại cho một giá trị khác nhau. Bởi giá trị của cổ phiếu còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như điều kiện vĩ mô, định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp, năng lực điều hành… đó cũng là lý do mà các nhà đầu tư nhập môn cần phải có thời gian tìm hiểu về định giá cổ phiếu.
Trước khi định giá cổ phiếu các nhà đầu tư cần gì?
Định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của một kế hoạch đầu tư lâu dài, nhưng trước khi tiến hành định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó chúng ta cần xác định các yếu tố sau.
Đầu tiên là xác định được lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố cần được xét đến để quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp chính là tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư cần hiểu rằng, niềm tin được coi là đúng và được củng cố khi có bằng chứng rõ ràng và cụ thể.
Cách để định giá cổ phiếu chính xác
Xác định lĩnh vực kinh doanh ở đây không chỉ đơn giản là biết mà còn cần tìm hiểu qua 4 yếu tố:
- Đối thủ cạnh tranh;
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng như thế nào từ các yếu tố vi mô và vĩ mô trong ngành;
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó;
- Cuối cùng là kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động qua các thời kỳ phát triển của doanh nghiệp cho đến nay.
Tiếp theo cần phải ước lượng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Có 2 cách để ước lượng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là Top down và Bottom up. Với top-down, bạn xác định thị phần của doanh nghiệp trong ngành từ đó ước lượng ra số đơn vị sản lượng và giá bán tương đối trong tương lai. Còn với bottom-up, bạn sẽ bắt đầu với những thông số của chính công ty như ước lượng công suất, số lượng cửa hàng, sản phẩm…
Cuối cùng là lựa chọn một mô hình định giá phù hợp
Về bản chất thì thật ra mỗi công ty sẽ đều có một cách định giá riêng, để định giá chính xác bạn nên sử dụng một mô hình định giá tương đối và một mô hình định giá tuyệt đối. mô hình định giá và loại cổ phiếu đã chọn sẽ giúp bạn xác định nhanh chóng các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Các phương pháp định giá cổ phiếu
Phương pháp định giá cổ phiếu
Ngoài các chỉ số P/E, P/B hay P/S, PEG, cổ phiếu còn được định giá bằng các phương pháp tối ưu khác như sau:
- Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF):
Dựa trên nguyên lý tiền có giá trị theo thời gian, một đồng đầu tư vào doanh nghiệp này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư vào doanh nghiệp khác. Do đó, giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai;
- Phương pháp định giá dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh:
Quan điểm của phương pháp này là giá trị một công ty không kém hơn giá trị tài sản của công ty đó trừ các khoản nợ. Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa.
Từ những thông tin trên, điều quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn cho mình phương pháp phân tích phù hợp nhất, chỉ có như vậy việc xác định giá cổ phiếu mà bạn mong muốn mới trở nên dễ dàng hơn. Hãy tìm hiểu thật kỹ, khi bạn bỏ thời gian ra tìm hiểu thì chắc chắn kết quả bạn thu lại sẽ rất tuyệt vời.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam