Trong thời gian qua khi thị trường giao dịch có phiên lên trên 30.000 tỷ và kéo theo nghẽn lệnh. Điều này, chứng tỏ dòng tiền tham gia kênh chứng khoán ngày càng gia tăng. Hầu như công ty chứng khoán nào cũng có nhu cầu tăng vốn để tăng mức margin cho khách hàng, từ giờ đến cuối năm thì cuộc chạy đua này càng thêm quyết liệt. Chính vì thế, nhìn về tương lai thì lợi nhuận và dư địa tăng giá của cổ phiếu chứng khoán còn rất dài. Bài viết dưới đây, chúng tôi muốn cung cấp cho quý khách hàng những phân tích nhanh về cổ phiếu MBS, liệu cổ phiếu này có hấp dẫn và có đáng để đầu tư hay không?
Thông tin tổng quan về cổ phiếu MBS
1. Lịch sử hình thành của MBS
Công ty cổ phần Chứng khoán MB được thành lập ngày 11/05/2000 với tên gọi ban đầu là Công ty Chứng khoán Thăng Long. MBS là một trong 6 công ty chứng khoán đầu tiên và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế VN nói chung.
2. Ngành nghề kinh doanh của MBS
- Môi giới và đầu tư chứng khoán
- Lưu ký chứng khoán
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Tư vấn tài chính

3. Lịch sử giá cổ phiếu MBS
- Mã cổ phiếu: MBS
- Nhóm ngành: Công ty Chứng khoán
- Vốn điều lệ: 2,594,026,670,000 đồng
- Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 267,618,324 cp
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 267,606,685 cp
28/3/2016, Chứng khoán MB đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX mức giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. Giá hiện tại của MBS Cập nhật ngày 06/08/2021 là 30,600 đồng/cổ phiếu.
4. Quá trình tăng vốn điều lệ của MBS
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB là 621.242.800.000 đồng.
Kể từ đó đến nay, Công ty đã trải qua 01 lần tăng vốn điều lệ từ 621.242.800.000 đồng lên 1.221.242.800.000 đồng, thông qua việc chuyển đổi 600 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu.
Trong tháng 5 vừa qua, CTCP Chứng khoán MB thông báo triển khai phương án tăng vốn thông qua ba hình thức gồm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên.
Vốn điều lệ của MBS dự kiến tăng từ 1.643 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng, tương ứng việc phát hành thêm 103,29 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu MBS có tiềm năng không
1. Kết quả kinh doanh quý 2 của MBS tăng trưởng ấn tượng
CTCP Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 với doanh thu hoạt động 643,2 tỷ đồng, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ năm trước.
Mảng tự doanh trong quý 2 đạt gần 212 tỷ đồng doanh thu, gấp 4,3 lần quý 2/2020. Hiện tại, MBS đang đầu tư lượng cổ phiếu niêm yết với giá trị gốc 405 tỷ đồng, nhưng giá trị đánh giá lại đã tăng đến 480 tỷ đồng. MBS đang nắm giữ lượng trái phiếu trị giá gần 593 tỷ đồng và chứng chỉ tiền gửi hơn 600 tỷ đồng.
Hoạt động môi giới cũng tăng trưởng ấn tượng khi doanh thu tăng trưởn g 175% so với cùng kỳ lên mức hơn 222 tỷ đồng. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu ghi nhận doanh thu xấp xỉ 142 tỷ đồng, gấp đôi quý 2/2020. Tính tới 30/6/2021, MBS có hơn 5.442 tỷ đồng các khoản cho vay và phải thu, tăng khoảng 1.300 tỷ đồng so với đầu năm.
Khấu trừ đi chi phí và thuế, MB báo lãi ròng quý 2 hơn 132 tỷ đồng, tăng mạnh 63% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu hoạt động đạt 512,3 tỷ đồng. Qua đó, MBS đạt 290 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,15 lần cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 232 tỷ đồng, tăng trưởng 116% kết quả nửa đầu năm 2020.
Năm 2021, MBS đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 450 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2021, MBS đã hoàn thành 64% kỳ vọng lãi cả năm.
2. MBS phát hành tăng vốn, hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động margin.
Trong tháng 5/2021, MBS đã hoàn tất phát hành 95 triệu cổ phần, tăng vốn điều lệ từ 1.643 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ cho phép MBS đẩy mạnh tăng cường năng lực tài chính, nguồn lực cho khách hàng tăng vòng quay và lợi nhuận.
Việc tăng vốn điều lệ cho phép MB bổ sung nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư, cung ứng vốn cho hoạt động kinh doanh margin và đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, kéo theo gia tăng hiệu quả hoạt động của MBS trong tương lai.
Thanh khoản của thị trường đang lên mức TỶ USD và sắp tới, nếu hệ thống giao dịch vận hành trơn tru, xu hướng mở tài khoản mới của nhà đầu tư cá nhân còn tăng mạnh như đã từng diễn ra ở Hàn Quốc, Trung Quốc thì những công ty chứng khoán hàng đầu sẽ được hưởng lợi rất lớn.
3. Chọn BCG (Boston Consulting Group) tư vấn
Đây có thể coi là bước đi đột phá của MB trong giai đoạn 10 năm tới khi mạnh tay chi tiền thuê BCG làm tư vấn chiến lược. Bên cạnh đó, MBS đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số sẽ số hóa quy trình, sản phẩm, số liệu, quản lý và các giải pháp CNTT cho giao dịch.
Có nên đầu tư cổ phiếu MBS

Là công ty con có hiệu quả lợi nhuận tốt nhất trong MBGroup. Với lợi thế từ ngân hàng mẹ, MBS đang đẩy mạnh triển khai dịch vụ IB bán chéo với ngân hàng mẹ.
MBS đã và đang đẩy mạnh khai thác 3 triệu khách hàng của MBB, với lợi thế liên thông qua app MBbank và MBS, thì khả năng lấy tệp khách hàng thân thiết và VIP của MBB và Viettel là cực tiềm năng
Chúng tôi dự phóng MBS sẽ ghi nhận ~410 tỷ đồng LNST trong năm 2021 với động lực tăng trưởng đến từ hoạt động margin trong nửa cuối năm trong khi các hoạt động kinh doanh cốt lõi tiếp tục tăng trưởng khá trong bối cảnh TTCK duy trì khả quan.
Với lợi nhuận dự phóng và triển vọng ngành khả năng cao MBS, chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu MBS vào khoảng 32,000 đồng/cổ phiếu.