Đối với một nhà đầu tư, ngoài những kiến thức nền và kỹ năng là những yếu tố cần thiết thì việc tìm kiếm những công cụ giúp cho việc quản lý rủi ro là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, trong bất kỳ một dự án đầu tư nào, rủi ro luôn ẩn chứa, để có thể dự đoán được mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận hay không chính là điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất. Chính vì vậy, hệ số Beta ra đời.
Beta là gì?
Beta hay hệ số Beta là thước đo rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hay toàn bộ danh mục đầu tư, beta thể hiện mức độ tương quan của biến động cổ phiếu hay danh mục so với sự biến động chung của thị trường.
Hệ số Beta của thị trường mật định luôn bằng 1. Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy và bạn có khả năng nghĩ về Beta tương tự như cấp độ hay mức bức xúc của chứng khoán đối với biến động của thị trường.
Mỗi một dự án sẽ phải đối mặt với 2 loại rủi ro sau:
Thứ nhất, rủi ro hệ thống. Đây được xem là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các cổ phiếu trên thị trường như GDP, lãi suất, lạm phát, chiến tranh…
Loại rủi ro thứ hai là rủi ro chỉ tác động đến cổ phiếu hay một nhóm ngành cổ phiếu, đó được gọi là rủi ro phi hệ thống.
Cách xác định hệ số Beta
Beta được xác định bằng thương số của hiệp phương sai tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi của thị trường chia cho phương sai tỷ suất sinh lợi thị trường.
Ngoài ra hệ số Beta toàn bộ danh mục cũng bằng trung bình cộng Beta theo tỷ lệ nắm giữ của các cổ phiếu thành phần.
Tại sao phải xem xét hệ số Beta?
Sau khi nghiên cứu, các nhà đầu tư kinh nghiệm cho biết rằng:
- Nếu Beta = 1: mức biến động giá chứng khoán ngang bằng với mức biến động của thị trường;
- Nếu Beta < 1: mức biến động giá chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường (các ngành cung cấp dịch vụ công ích);
- Nếu Beta > 1: mức biến động giá chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường (các ngành kỹ thuật công nghệ cao);
- Beta = 0: không phụ thuộc vào biến động của thị trường;
- Beta < 0: biến động ngược chiều với thị trường.
Chúng ta đều biết rằng, nếu quyết định đầu tư vào một dự án điều đầu tiên các nhà đầu tư luôn quan tâm chính là rủi ro của dự án nếu xảy ra thì mình có chấp nhận được hay không.
Chính vì lý do này, phân tích kỹ lưỡng mức độ rủi ro hay phân tích chỉ số Beta chính là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chăm quan tâm chỉ số này mà không xem xét đến những yếu tố tiềm năng khác.
Beta trong mô hình định giá tài sản CAPM
Mô hình định giá tài sản CAPM là mô hình đánh giá lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu hay danh mục tương quan với rủi ro hệ thống (Beta) và suất sinh lời của thị trường.
Qua nghiên cứu mô hình này bạn sẽ nhận thấy rằng, mỗi một dự án nếu như rủi ro mang lại là cao thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận mà dự án ấy mang lại cũng không hề nhỏ. Một nhà đầu tư thông minh là người biết tìm kiếm những dự án chấp nhận rủi ro cao hơn để kỳ vọng mức lợi nhuận cao hơn nhiều lần.
Đầu tư thông minh khi sử dụng Beta đúng cách
Trên thế giới, các thị trường chứng khoán lớn của Mỹ, Nhật hay châu Âu, Trung Quốc… đã hình thành và phát triển lâu đời, vì vậy dữ liệu lịch sử dài và ổn định về thời gian, số lượng công ty tham gia rất lớn, đồng nghĩa với việc có nhiều công ty có quy mô đủ mạnh để đại diện cho ngành.
Thêm nữa, việc nghiên cứu và phát triển phương pháp tính cũng như ứng dụng chỉ số Beta vào việc phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán rất phổ biến, vì thế hệ số Beta có nhiều khả năng ứng dụng hơn.
Tại Việt Nam, hệ số Beta ngành chưa thực sự phản ảnh đầy đủ các ý nghĩa cũng như tác dụng của nó trong nền kinh tế do số lượng công ty có đủ dữ kiện theo tiêu chuẩn Beta không nhiều, nhiều lĩnh vực/ngành không có hoặc rất ít công ty đại diện.
Bên cạnh đó, độ lớn dữ liệu lịch sử chưa đủ đảm bảo về tính ổn định dữ liệu khi tính hệ số Beta. Với điều kiện hiện tại, hệ số thị trường được chọn (VN Index) vẫn chưa thể đại diện cho tình hình của toàn nền kinh tế.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Chỉ số ROE là gì?
- Chỉ số eps là gì?
- Margin là gì?
- Hiệu ứng fomo là gì?
- Govalue là gì?
Khi bạn đầu tư với mức rủi ro cao hơn thì mức sinh lời yêu cầu hợp lý tương ứng bắt buộc phải cao hơn. Rủi ro phi hệ thống có thể giảm thiểu bằng cách phân bổ tiền và cổ phiếu. Qua bài viết này, chúng tôi mang đến cho bạn một công cụ giúp cho việc tìm kiếm các cổ phiếu đáng đầu tư của bạn trở nên an toàn và tiềm năng hơn. Chúc các bạn thành công.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam