Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong thị trường chứng khoán được người ta hay nhắc với cái tên tương tự như vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Đây là hai thuật ngữ khá quan trọng trong thị trường giao dịch chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư tuy đã tham gia vào chứng khoán một thời gian nhưng vẫn chưa nắm bắt rõ về 2 thuật ngữ này.
Vậy làm thế nào để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong thị trường chứng khoán? Thì bài viết sau đây sẽ giải quyết vấn đề này.
Thế nào là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự?
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Khái niệm:
Ảnh minh họa
- Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư khi nhìn vào đồ thị luôn tin rằng giá sẽ tăng cao hơn nữa.
- Ngưỡng kháng cự là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư khi nhìn vào đồ thị luôn tin chắc rằng mức giá sẽ giảm.
Ví dụ:
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của Vnindex
Giai đoạn năm 2014 – 2015, chỉ số của Vnindex thường giao động trong khoảng mức 507 điểm đến 645 điểm. Bởi cứ về gần 507 điểm thì mức giá lại lên cho tới khi lên gần 645 điểm thì lại đi xuống. Vậy mức 507 điểm chính là mức hỗ trợ, còn mức 645 điểm gọi là mức kháng cự.
Sự hình thành ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán
Theo cuốn sách “Phân tích thị trường tài chính” của tác giả John Murphy có giải thích cặn kẽ về sự hình thành nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Tác giả cho biết “Tâm lý thị trường” và “Thói quen tiếc nuối quá khứ” sẽ là hai yếu tố chính cấu thành nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Để giải thích về điều này, sẽ có ba đối tượng tham gia vào thị trường tài chính đó là: người mua, người bán và những người đứng ngoài.
- Người mua và những người đứng ngoài tham gia: Mong muốn mức giá giảm.
- Người bán: Mong muốn mức giá tăng.
Nếu tất cả đều đồng loạt tham gia thị trường khi giá rơi xuống gần mức hỗ trợ thì sẽ làm cho giá tăng lên.
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán
Xác định bằng vẽ đường đỉnh và đường đáy
Với một nhà đầu tư mới làm quen với thị trường chứng khoán thì cách tốt nhất để có thể thực hiện tốt việc vẽ đỉnh và đáy của ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó là sử dụng biểu đồ đường. Bởi, biểu đồ đường nhìn khá đơn giản, dễ dàng xác định các vị trí của giá. Qua đó sẽ giúp nhà đầu tư vẽ chính xác hơn
Xác định bằng biểu đồ nến Nhật
Khi bạn đã quen với dạng biểu đồ nến thì việc xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, cách xác định như sau:
Cách xác định bằng biểu đồ nến Nhật
- Ngưỡng hỗ trợ: là phần nằm ở đáy, khoảng giá của râu nến và phần giá đóng cửa/mở cửa.
- Ngưỡng kháng cự: là phần ở đỉnh, đây là phần cao nhất của bóng nến của giá đóng cửa/mở cửa.
Xác định bằng cách xác định đỉnh cũ, đáy cũ
Về bản chất, kháng cự và hỗ trợ được biết đến như vùng cung – cầu:
- Vùng kháng cự là vùng mà ở đó nguồn cung nhiều (nghĩa là nhiều người muốn bán) nên khi chạm đến đó giá thường giảm.
- Vùng hỗ trợ là vùng ở đó cầu xuất hiện nhiều (nghĩa là nhiều người muốn mua) nên khi chạm đến đó giá thường tăng lên.
Những lưu ý về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
- Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự nằm trên biểu đồ, đánh dấu mức tâm lý giao dịch, sử dụng để nhà đầu tư quyết định thời điểm vào hay ra trên biểu đồ.
- Đừng quá cố gắng vẽ nhiều đường hỗ trợ và kháng cự. Chỉ nên tập trung vào các vùng cho thấy sự tiềm năng.
- Chỉ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thôi chưa đủ, cần phải kết hợp cùng với các công cụ giao dịch khác như chỉ báo động lượng, mô hình nến đảo chiều để tạo ra độ chính xác cao hơn
Xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự không phải là điều dễ dàng, nó cũng đòi hỏi bạn có sự quan sát nhạy bén và sự hiểu biết về thị trường. Hy vọng rằng, với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán vfa áp dụng nó một cách khoa học.
Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam