Một nguyên tắc trong ngành đầu tư chứng khoán chính là không được phép thần thánh hóa bất cứ 1 chỉ số tài chính riêng lẻ nào. Mọi chỉ số tài chính đều mang một ý nghĩa riêng cho mình, ROA cũng là một chỉ số tài chính quan trọng mà bạn nên tìm hiểu.
ROA là gì?
ROA là từ viết tắt của Return on Assets, là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ số lợi nhuận trên tài sản, thể hiện tương quan giữa mức sinh lời của một công ty so với chính tài sản của công ty đó.
Đây được xem là một trong các chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đóng vai trò là một chỉ số cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn ra cổ phiếu tốt để đầu tư.
Ngoài cách xác định truyền thống là lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân ra thì các nhà đầu tư hiện nay để tăng cường tính chính xác cũng sử dụng cách tính chỉ số ROA dựa trên báo cáo tài chính.
Từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố định kỳ hàng quý, hàng năm ta lấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chia cho tổng tài sản bình quân (tức là lấy giá trị bình quân của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp đó).
Một cách khác tiết kiệm thời gian hơn là sử dụng những nguồn dữ liệu có sẵn từ các công ty chứng khoán.
Chỉ số ROA mang lại gì cho quyết định đầu tư của bạn?
Tài sản hay nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp thường là nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Để một doanh nghiệp có bước đầu vững chắc cũng như đảm bảo được quá trình vận hành và hoạt động của công ty thì nguồn vốn này đóng vai trò rất quan trọng.
Chính vì vậy, ROA chính là một thước đo chính xác và hiệu quả nhất trong việc chuyển hóa vốn đầu tư thành lợi nhuận của doanh nghiệp.
Với các nhà đầu tư chứng khoán, ROA là con số biết nói của doanh nghiệp, khi nó cung cấp thông tin về khoản lãi được sinh ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, các nhà đầu tư sẽ biết được với 1 đồng vốn doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ đó, việc quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp này hay không sẽ dễ dàng được quyết định hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia chứng khoán thì để sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả, các nhà đầu tư nên sử dựng ROA để so sánh giữa các công ty với nhau. Việc theo dõi và so sánh kết quả kinh doanh qua từng năm giữa các doanh nghiệp có mối tương đồng về quy mô và ngành nghề kinh doanh sẽ khiến cho quyết định của bạn đảm bảo được tính chính xác.
ROA bao nhiêu là tốt?
Với cách xác định đơn giản, tuy nhiên, con số giá trị của ROA đạt bao nhiêu mới thực sự tốt? Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế thì doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn 7,5% là doanh nghiệp đủ năng lực tài chính.
Tuy nhiên, trên thực tế các nhà đầu tư cho rằng nếu kết quả ROA 3 năm liên tiếp gần nhất của doanh nghiệp duy trì lớn hơn 10% thì mới được xem là doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định. Để đánh giá một cách toàn diện hơn, các nhà đầu tư còn dựa vào những yếu tố sau:
Đầu tiên, chúng ta phải xem công ty ấy kinh doanh lĩnh vực nào? Với mỗi một ngành nghề hoạt động khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số ROA rất nhiều.
- Nếu công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng… thì thường đòi hỏi tài sản ban đầu hay vốn cố định là rất lớn nên chỉ số ROA thường sẽ thấp;
- Những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng… thì không yêu cầu quá lớn về tài sản cố định vì vậy, các công ty này thường có chỉ số ROA cao hơn.
Ngoài yếu tố lĩnh vực kinh doanh thì việc so sánh chỉ số ROA với ROA trung bình ngành và với chính doanh nghiệp trong quá khứ cũng là yếu tố được các nhà đầu tư chú trọng để tránh trường hợp chỉ số này của doanh nghiệp đi xuống những vẫn tốt so với trung bình ngành.
Tuy là một chỉ số đơn giản nhưng như những thông tin đã chia sẻ, chỉ số ROA được tính chính xác nhằm đảm bảo không thần thánh hóa các con số kinh doanh thực tế và có được cái nhìn toàn diện về mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Bài viết này giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về chỉ số quan trọng ROA, từ đó đưa ra quyết định chính xác cho mình trên con đường đầu tư chứng khoán.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam