Site icon Chứng Khoán Việt Nam

Lý thuyết Dow, khởi nguồn của mọi trường phái phân tích kỹ thuật

Rất nhiều các nhà đầu tư tìm hiểu đến các lý thuyết phân tích kỹ thuật khác nhau như Sóng Elliott, đường xu hướng, RSI,… nhưng lại ít người tìm hiểu về lý thuyết Dow – nền tảng của những lý thuyết chứng khoán trên.

Lý thuyết Dow bắt nguồn từ đâu?

Lý thuyết Dow là gì?

Được Charles Dow giới thiệu lần đầu tiên cách đây hơn 100 năm trước, lý thuyết Dow là nguyên lý cơ bản được hình thành thông qua hàng loạt các bài xã luận đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Những bài viết này mang niềm của ông về cách phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như cách để các nhà đầu tư nắm bắt sức khỏe thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.

Sau khi Charles Dow qua đời, William P.Hamilton tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành phần còn dang dở của lý thuyết này.

Lý thuyết Dow thể hiện biến  động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu hoặc một cặp tiền tệ nào đó. Dù có một số cổ phiếu đi ngược với thị trường nhưng khi thị trường chứng khoán biến động tăng hoặc giảm thì theo nhiều trader, ¾ cổ phiếu sẽ giao động giống với thị trường hoặc chịu ảnh hưởng ít nhiều từ sự biến động ấy.

Những điều lý thuyết Dow mang lại cho các nhà đầu tư

Được nghiên cứu và phát triển qua nhiều năm quan sát thị trường của Charles Dow, lý thuyết Dow phát triển và được ứng dụng đến ngày hôm nay dựa trên các nguyên tắc vàng về biến động của thị trường chứng khoán

Xu hướng của lý thuyết Dow

Nguyên tắc 1: 3 xu thế của thị trường chứng khoán

Nguyên tắc 2: thị trường phản ảnh toàn bộ

Đối với riêng thị trường chứng khoán, những thông tin từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai đều có ảnh hưởng đến sự biến động cổ phiếu của doanh nghiệp. Theo lý thuyết Dow, những thông tin này không giúp bản thân thị trường hay các trader biết được toàn bộ biến động, nhưng các yếu tố đã, đang và sắp xảy ra sẽ được sử dụng để dự đoán thị trường trong tương lai giúp cho việc đánh giá thị trường được chính xác hơn.

Một điểm nổi bật hơn hẳn so với phân tích kỹ thuật chính thống, lý thuyết Dow tập trung vào giá cả để nắm được biến động của toàn bộ thị trường chứ không chỉ là riêng thị trường chứng khoán.

Nguyên lý 3: Điều kiện để khối lượng giao dịch là xu hướng

Theo lý thuyết Dow, các nhà đầu tư dựa theo biến động giá của thị trường mà thực hiện việc mua bán của phiếu của mình, chính vì vậy, khối lượng mà họ sử dụng được xem như một chỉ báo giúp họ xác nhận những gì thị trường gợi .

Nếu giá di chuyển theo đúng xu hướng đã dự đoán thì khối lượng này sẽ tăng, điều này cho thấy nếu giao dịch tăng, giá tăng nhưng khối lượng giảm thì đó dấu hiệu của sự yếu kém trong xu hướng hiện tại và sự đảo chiều có thế sắp diễn ra.

Nguyên lý 4: chỉ số bình quân cần phải được xác nhận

Phân tích thị trường theo lý thuyết Dow

Theo nghiên cứu của Charles Dow, ông cho rằng nếu không có sự xác nhận từ 2 chỉ số thì việc đảo chiều thị trường tăng sang giảm là không thể xảy ra. Điều này đồng nghĩa với việc các tín hiệu trên biểu đồ phải tương ứng hoặc trùng khớp với các tín hiệu trên biểu đồ của chỉ số khác.

Nguyên lý 5: xu hướng được duy trì đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều

Bản chất của việc xác định xu hướng là giúp các nhà đầu tư không giao dịch ngược lại so với xu hướng. Các nhà đầu tư nên chờ đợi một dấu hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn giữa xu hướng chính và sự điều chỉnh xu hướng.

Điểm hạn chế mà lý thuyết Dow gặp phải

Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo và lý thuyết Dow cũng vậy.

Lý thuyết Dow coi trọng việc giao dịch theo xu hướng chính, điều này khách quan nhận thấy việc báo hiệu tín hiệu bán đỉnh hình thành và mua sau khi đáy hình thành là một khoảng thời gian khá dài vì nếu chỉ tập trung vào giao dịch thì xu hướng ngắn hạn sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Bên cạnh đó, lý thuyết Dow không thể giúp phân loại xu hướng rõ ràng. Chính sự giao động giá này khiến các nhà đầu tư rất khó xác định chúng thuộc xu hướng nào trong lý thuyết đã đưa ra bởi sự giống nhau khi bắt đầu.

Sau khi tìm hiểu, lý thuyết Dow cho thấy không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường mà mọi thứ đều sẽ được phản ánh vào giá. Lý thuyết này được xem là công cụ không quá hoàn hảo, nhưng nhờ có nó việc đo lường sức mạnh nền kinh tế là một lựa chọn chính xác.

Exit mobile version