Nếu bạn là một con dân của ngành tài chính – ngân hàng, hay chỉ đơn giản là bạn mong muốn tìm cho mình một cái nhìn mới về ngành tài chính đầy những biến đổi khó lường thì hãy tìm đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ” này.
Chiến tranh tiền tệ và những điều cần biết
Chiến tranh tiền tệ (Currency war) là tên gọi để chỉ một cuộc xung đột kinh tế, trong đó các nền kinh tế tìm cách giảm giá tiền tệ của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và làm thiệt thòi các nền kinh tế khác.
Chiến tranh tiền tệ
Chiến tranh tiền tệ xảy ra lần đầu tiên khi không còn áp dụng bản vị vàng trong thập niên 1930. Lúc này, Vương quốc Anh đã giảm giá đồng Pound xuống 25%, từ đó, nhiều nước đã nối tiếp giảm giá đồng tiền của mình. Riêng Đức không đi theo khuôn mẫu này, nhưng chẳng bao lâu vì những hệ lụy mà đã phải giới hạn việc chuyển khoản ra ngoại quốc và hầu như không còn can dự vào thương mại thế giới. Hoa Kỳ năm 1933 cũng đã phải giảm giá tiền tệ, sau đó là các nước như Bỉ và Pháp.
Cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ” của tác giả Song Hong Bing chính là nơi trình bày một cách rõ ràng nhất về nguyên nhân, tính chất và diễn biến của cuộc chiến tranh tiền tệ đã và đang xảy ra trên khắp thế giới.
Song Hong Bing là ai?
Tác giả cuốn “Chiến tranh tiền tệ”- Song Hong Bing
Song Hong Bing là người Trung Quốc, sinh năm 1968 và được biết đến là một Viện trưởng của Viện nghiên cứu kinh tế tài chính ở Bắc Kinh. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này, ông đã nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều những cuốn sách về chủ đề kinh tế tài chính, trong đó có cuốn “Chiến tranh tiền tệ”.
Năm 1994, sau khi chuyển sang định cư ở Mỹ với vai trò là một chuyên gia về lĩnh vực công nghệ thông tin và sử gia, các công trình nghiên cứu của ông về chủ đề kinh tế vẫn tiếp tục được thực hiện. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 diễn ra cũng chính là nguồn cảm hứng lớn nhất để ông hoàn thành cuốn sách này.
Cuốn “Chiến tranh tiền tệ” này có gì?
Cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”
Cuốn sách này ban đầu chỉ là những thông tin ông chia sẻ trên blog của mình nhưng không ngờ lại gây được tiếng vang lớn trên khắp thế giới. Những người tìm đến cuốn sách này không chỉ là những người yêu thích về kinh tế thông thường mà còn có cả những nhà lãnh đạo, nhất là những ai đang lo lắng cho kinh tế và chưa tìm được một giải pháp xoay xở phù hợp.
Tải sách tại đâyAi mới thực sự là người giàu nhất thế giới?
Cuốn sách này cho bạn biết rằng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những người được nhắc đến như triệu phú, tỷ phú có thật sự là một người giàu có hay không. Và tại sao những người giàu nhất chưa bao giờ từng được công bố thông tin một cách rộng rãi.
Chúng ta đều là những con cừu
Chúng ta luôn thắc mắc tại sao lại có lạm phát? Ở trường đại học, chúng ta được dạy rằng lạm phát là một trong những giải pháp kích thích nền kinh tế phát triển. Đến khi cuốn “Chiến tranh tiền tệ” ra đời, ta mới hiểu rằng lạm phát là một công cụ hoàn hảo để các nhà tài phiệt Thế giới lấy tài sản của tất cả chúng ta.
Chúng ta lao động trong thời kỳ lạm phát và đồng lương mà chúng chúng ta chúng nhận được đã không còn giá trị đúng như nó đáng có, đó là lý do vì sao chúng ta chỉ là những con cừu bị họ xén lông tới tận cùng mà thôi.
Các nhà tài phiệt và cơ hội từ những biến cố
Các cuộc chiến tranh, đảo chính, nội chiến hay thiên tai, dịch bệnh,… những sự kiện này được xem như là cơ hội để các nhà tài phiệt bắt đầu chiến lược xâm lấn thị trường của mình. Bởi lẽ khi những biến cố này xảy ra, thì lạm phát luôn là thứ được đi kèm.
Cuối cùng, dù bạn là một người trẻ hay chỉ đơn giản là muốn am hiểu về các vấn đề tài chính thì cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ” này là không thể thiếu trong tủ sách của bạn. Mục đích của cuốn sách này không phải là dạy bạn cách đầu tư mà nó sẽ cho bạn biết bản chất của xung đột dòng tiền. Từ đó, tôi tin rằng kế hoạch đầu tư của bạn sẽ được mở sang một trang mới tốt đẹp hơn. Chúc các bạn thành công.
Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam