Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mã cổ phiếu Liên Việt Post Bank này nhé.
Tổng quan về ngân hàng Liên Việt Post Bank
Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chính thức trở thành Cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Hiện nay, với số vốn điều lệ hơn 12.035 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp toàn quốc, LienVietPostBank là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
Kết quả kinh doanh của Ngân hàng khả quan dù trong đại dịch;
cổ phiếu ngân hàng sau khi chuyển sàn đã tăng giá mạnh; LienVietPostBank trong TOP Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bán hàng bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) nhanh bậc nhất thị trường… Từ năm 2016, LienVietPostBank đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm độc quyền với Dai-ichi Life Việt Nam trong thời hạn 5 năm và bắt đầu triển khai kinh doanh từ tháng 2/2017. Thời gian đầu, Ngân hàng lựa chọn mô hình Refer – giới thiệu khách hàng cho các Chuyên viên tư vấn bảo hiểm của Dai-ichi ngồi tại các CN/PGD tư vấn bán. Sau thời gian cho hệ thống làm quen với dịch vụ mới, kết hợp các khóa đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp, LienVietPostBank đã dần chuyển dịch sang mô hình bán bảo hiểm trực tiếp (Direct) và từ tháng 1/2021 chúng tôi áp dụng mô hình này trên toàn hệ thống của Ngân hàng. Các CBNV của LienVietPostBank được đào tạo, hướng dẫn để tư vấn cho KH trực tiếp mà không cần có nhân sự của Dai-ichi.
Thành tựu mà ngân hàng đã đạt được
Đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định đây là một quyết định đúng đắn, góp phần đưa LienVietPostBank trong TOP Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng Bancassurance nhanh bậc nhất với doanh số phí bảo hiểm thực thu năm nhất (FYP) đang đứng thứ 9 toàn thị trường. Năm nay cũng là năm cuối của hợp tác độc quyền với Dai-ichi Life Việt Nam, chúng tôi đang lựa chọn đối tác bảo hiểm phù hợp để thực hiện ký kết độc quyền trong thời gian tới.
Còn đối với việc Cổ phiếu LPB giao dịch trên sàn HOSE là một trong những dấu ấn quan trọng đối với Ngân hàng vì ngay từ những ngày đầu thành lập, các cổ đông sáng lập đã mong chờ một ngày cổ phiếu của Ngân hàng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có tiêu chuẩn cao hàng đầu tại Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE nhằm công khai, minh bạch hơn nữa thông tin của Ngân hàng đối với các cổ đông và nhà đầu tư. Qua kiểm chứng thực tế, quyết định chuyển sang sàn HoSE với tiêu chuẩn niêm yết cao hơn, minh bạch hơn, tập trung nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn hơn, thanh khoản cao hơn,… đã giúp nâng tầm thương hiệu và giá trị của Ngân hàng và thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
Điều này đem lại lợi ích cho cả Ngân hàng và cổ đông do tính thanh khoản của cổ phiếu được cải thiện, góp phần tăng giá trị của cổ phiếu. Bên cạnh đó, Ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận, lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính tốt, có kinh nghiệm và tăng khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Lối đi riêng của ngân hàng lựa chọn
Thực tế hiện nay cho thấy, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp so với mặt bằng chung của các nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tài chính chủ yếu tập trung tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa vươn đến được vùng khó khăn, lạc hậu… Trong khi đó, kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê công bố năm 2020 cho biết, tổng dân số hơn 96 triệu dân thì dân số khu vực nông thôn là hơn 63 triệu người, chiếm 65,6% tổng dân số cả nước.
Vừa qua Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với một số chỉ tiêu cụ thể như ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%…
Theo đó, để các sản phẩm dịch vụ tài chính đến được với số đông người dân, đặc biệt là ở những khu vực còn chậm phát triển về kinh tế – xã hội, nơi “tín dụng đen” còn đang hoành hành, thì mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch “vật lý” của Ngân hàng sẽ vẫn là con đường mà LienVietPostBank lựa chọn.
Có nên mua mã cổ phiếu LienVietPostBank thời điểm này không?
Tình hình tài chính của ngân hàng
Trong thời gian qua, ngân hàng LienVietPostbank đã đạt được những kết quả ấn tượng như:
-Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên hơn 10.746 tỷ đồng
-Lợi nhuận tăng trưởng ổn định và đạt hơn 2400 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi thành lập
-Huy động và cho vay tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm
-Tỷ lệ nợ xấu luôn đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
-Lợi nhuận trước thuế (tính đến thời điểm cuối tháng 5 năm 2021) của LienVietPostBank đạt hơn 1700 ỷ đồng, hoàn thành gần 60% kế hoạch năm.
LienVietPostbank tập trung phát triển theo định hướng bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh để tiếp cận các phân khúc KH ở vùng sâu vùng xa. Cũng thông qua mạng lưới các điểm giao dịch nằm tại các đơn vị hành chính cấp quận huyện trên cả nước, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã và đang phát triển số lượng lớn người dùng dịch vụ ngân hàng số LienViet24h bằng việc tư vấn, hỗ trợ KH cài đặt.
Phân tích các chỉ số
Chỉ số EPS: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ đông thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Chỉ số EPS của cổ phiếu LPB hiện đang ở trên đà tăng. So với thời điểm quý 2 năm 2020 thì LPS đã cho thấy nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.
Hệ số giá trên thu nhập P/E là một trong những chỉ số phân tích chỉ ra nhà đầu biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu. Chỉ số P/E từ 5 -15 là bình thường. Nhưng chỉ số P/E của LPB đang dừng ở con số 21,6. Điều này chứng tỏ cổ phiếu có rủi ro thấp nên nhà đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp. Mã được dự đoán có tốc độ tăng trưởng cao.
Chỉ số ROE – tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Là thước đo đánh giá một đồng vốn bỏ ra thì sẽ tích lũy được bao nhiêu đồng lời. Hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ số ROE của LPB có mức tăng gần như gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Nhìn vào đây thì có thể đưa ra LPB đang là mã cổ phiếu tiềm năng
Trên đây là thông tin về mã cổ phiếu ngân hàng LienVietPostBank. Mã LPB đang chứng minh sự tiềm năng của mình và có nhiều sự thu hút mạnh mẽ từ phía nhà đầu tư hứng thú với cổ phiếu ngân hàng. Không phải là cái tên quá nổi trội nhưng với phương hướng kinh doanh đúng đắn, LienVietPostbank cũng là một nơi đáng cân nhắc để đầu tư trong thời gian đến.