Năm 2020 ngành hàng không Việt Nam thiệt hại đến đâu? Đã nên mua cổ phiếu hàng không cho năm 2021 được chưa? Dưới đây là một số nhận định của chúng tôi về cổ phiếu ngành hàng không Vietjet, thời điểm này có nên đâu tư không?
Vietjet air mã cổ phiếu là VJC là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí thấp, đi đầu trong các ứng dụng công nghệ với website bán vé hiện đại, thân thiện. Được thành lập năm 2007 và chính thức khai thác chuyến bay đầu tiên vào ngày Giáng sinh 24/12/2011, Vietjet là một trong các hãng hiếm hoi trên thế giới có lãi ngay từ năm thứ 2 hoạt động.
NHẬN ĐỊNH ĐẦU ĐƯ, TỔNG QUAN VỀ CỔ PHIẾU VJC
Từ khi gia nhập thị trường đến nay, với mô hình là một hãng hàng không chi phí thấp, VietJet Air đã giúp định hình lại thị trường hàng không ở Việt Nam và mang đến các cơ hội bay bình dân hơn cho mọi người. Mặc dù nhận được nhiều phản ứng tiêu cực và lời phàn nàn từ khách hàng, việc liên tục gia tăng chiếm lĩnh thị phần nội địa chiếm 48% thị phần đã chứng minh một điều là người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận những sự bực bội với mức giá rẻ hơn so với Vietnam Airline.
Tuy nhiên, dù tăng trưởng không ngừng và có kết quả kinh doanh rất tốt, VietJet Air cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực mang tính chất hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phổ thông. Với hàng không thì đó là giá, phần lớn khách hàng sẵn sàng đổi hãng bay khi tìm được mức giá tốt hơn. Và đặc biệt những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid sẽ tiếp tục tác động tiêu cực tới tình hình tài chính của VJC trong thời gian tới.
Hiện nay, Vietjet khai thác 47 đường bay nội địa và 66 đường bay quốc tế. Trong thời gian sắp tới, Chính phủ tiếp tục chính sách miễn, giảm, giãn nộp thuế và một số chi phí đồng thời xem xét các biện pháp hỗ trợ tài chính, giảm lãi vay cho các hãng hàng không.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA VIETJET
Năm 2020, với ảnh hưởng tiêu cực của Covid, VietJet Air cũng không tránh khỏi kết quả kinh doanh bết bát với lỗ gộp hoạt động kinh doanh hàng không nửa đầu năm gần 1.000 tỷ và thoát lỗ nhờ dàn xếp giao dịch bán và thuê lại máy bay. Với mức lỗ gộp này, rõ ràng VietJet Air đã cho thấy khả năng chống chọi với các cú sốc về suy giảm nhu cầu tốt hơn rất nhiều so với hãng hàng không Vietnam Airline.
Sau kiểm toán, doanh thu của công ty mẹ năm 2020 đạt 15.203 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế năm 2020 lần lượt đạt 18.220 tỷ đồng và 68 tỷ đồng.
Lợi nhuận riêng lẻ ghi nhận lỗ từ hoạt động vận chuyển hàng không thấp hơn báo cáo tự lập khoảng 31%, tương đương 1.453 tỷ đồng.
Vietjet có tổng tài sản 45.197 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.325 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức rất thấp 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,28 lần, mức tốt trong ngành hàng không thế giới.
Năm 2021, Vietjet sẽ triển khai các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị và kiến trúc, trong đó có lắp đặt mới buồng đào tạo lái mô phỏng (SIM) để đưa Vietjet trở thành trung tâm đào tạo và thực hành hàng không cho Việt Nam và khu vực…
Bên cạnh hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không, Vietjet mở rộng các hoạt động đầu tư dịch vụ hàng không, đầu tư tài chính và các dự án để đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Tuy vậy, với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tương lai ngắn hạn trong 1-2 năm phía trước vẫn vô cùng bất ổn. Và nếu như VietJet Air có tiếp tục kinh doanh thua lỗ thì điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu.
TRIỂN VỌNG NGÀNH HÀNG KHÔNG TRONG NĂM 2021
Tại văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19 của Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho thấy, theo ước tính của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), so cùng kỳ 2019, sản lượng đặt chỗ trong quý 1/2021 giảm 80%, sản lượng vận tải hành khách năm 2021 giảm trên 50%. IATA dự báo sản lượng hành khách năm 2021 sẽ chỉ đạt 33% (so với năm 2019) và tổng mức lỗ dự kiến 95 tỷ USD và phải đến năm 2022 các hãng hàng không mới hết lỗ.
Tại Việt Nam Việt Nam, ngành hàng không đã chịu tác động to lớn từ ba đợt bùng phát dịch bệnh. Ước tính năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019.
Dự báo năm 2021, doanh thu các hãng hàng không vẫn tiếp tục giảm sâu so với năm 2019 và các hãng vẫn lỗ trên 15.000 tỷ đồng từ vận tải hàng không. Đặc biệt, do năm 2020, các hãng đã phải chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư, tài chính tích lũy từ nhiều năm trước để cải thiện dòng tiền nên năm 2021, các hãng đối diện với nguy cơ cạn kiệt dòng tiền hoạt động từ ngay giai đoạn thấp điểm sau dịp Tết Nguyên đán.
Là hãng hàng không tư nhân được cho là có nền tảng tài chính mạnh, nhưng chỉ trong 9 tháng năm 2020, dịch COVID-19 đã khiến Vietjet lỗ khoảng 2.400 tỷ đồng. Vietjet trước đại dịch, tăng trưởng hàng năm đạt bình quân trên 30% năm 2019. Vietjet đã phục vụ 100 triệu hành khách, đóng góp thuế, phí, lệ phí xấp xỉ 9.000 tỷ đồng trong năm 2019. Tuy nhiên, dịch COVID-19 khiến hãng đã bán nhiều tài sản tích lũy trong nhiều năm hoạt động để giảm thua lỗ trong năm 2020 và tiếp tục năm 2021 vẫn chưa thể phục hồi.
ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU VIETJET, CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NÊN CẨN TRỌNG
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại, triển vọng trong ngắn hạn đầy tiêu cực, chúng tôi đánh giá việc đầu tư mua cổ phiếu Vietjet Air (VJC) ở mức giá hiện tại là không có bất kỳ chút biên an toàn nào cả. Do vậy các nhà đầu tư khi mua cổ phiếu VJC nên cẩn trọng, chúng tôi khuyến nghị trong thời điểm này vẫn chưa phải thời cơ chín muồi để đầu tư cổ phiếu ngành hàng không.