Site icon Chứng Khoán Việt Nam

3 LÝ DO TẠI SAO NHÀ ĐẦU TƯ NÊN CHỌN MUA CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG BIDV

BIDV

Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng BIDV

Cổ phiếu ngân hàng đã tăng rất tốt trong vài tháng qua. Quý 1/2021, BID có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực với LNST Q1 2021 đạt 2,722 tỷ VND, tăng mạnh so với quý 2/2020. Giá cổ phiếu BID cũng chưa tăng nhiều trong năm 2021, vậy ó nên mua cổ phiếu ngân hàng BIDV ở thời điểm hiện tại? Định giá hiện tại có hấp dẫn hay không? Dưới đây là những phân tích đáng giá và đưa ra lý do giúp những nhà đầu tư có được cái nhìn đúng đắng về cổ phiếu BID.

LÍ DO NHÀ ĐẦU TƯ NÊN CHỌN MUA CỔ PHIẾU BID

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV có mã cố phiếu là BID được thành lập ngày 26-4-1957 với tên gọ là ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc bồ Tài Chính, vồn 100% thuộc về nhà nước. Năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV. Ngày 1/5/2012, thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 24/1/2014, niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

Từ một ngân hàng được Nhà nước cấp vốn ban đầu 200 tỷ đồng, đến nay vốn nhà nước tại BIDV đã đạt 34 nghìn tỷ đồng và trong 5 năm trở lại đây nộp ngân sách hơn 23 nghìn tỷ đồng, luôn là một trong 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, một ngân hàng có tổng tài sản 1 triệu tỷ đồng, hoạt động an toàn, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát (< 2%), hiệu quả (lợi nhuận hằng năm hơn 7.500 tỷ đồng)

Cổ phiếu ngân hàng BIDV được nhiều nhà đầu tư lựa chọn

1. BÁO CÁO KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BIDV NĂM 2020

Lũy kế cả năm 2020, thu nhập lãi thuần đạt 35,797 tỷ VND, giảm 0.5% cùng kì năm ngoái; LNST đạt 7,224 tỷ VND (giảm nhiều so với năm 2019 là 8,547 tỷ) bởi trong năm BID đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu 4 quý năm 2020 giảm còn 1.76%.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến chất lượng nợ, BID đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2020 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 89.3%, là mức tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong 5 năm trở lại đây của BID. Tuy nhiên, mức bao phủ này vẫn là thấp hơn so với các ngân hàng khác như Vietcombank, Techcombank, ACB bank..

2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 1 NĂM 2021, PHỤC HỒI TÍCH CỰC

BID đặt kế hoạch LNTT 2021 đạt 13,000 tỷ VND, tăng 44% YoY dựa trên các yếu tố: (1) Thu nhập lãi thuần tăng 19% YoY nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 10% – 12% và chi phí vốn giảm nhờ cải thiện CASA; (2) Thu hồi nợ ngoại bảng 8 nghìn tỷ VND.

Kết thúc quý 1/2021, ngân hàng BIDV có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực với LNST 1Q2021 đạt 2,722 tỷ VND, tăng 88.4% so với cùng kỳ.

BIDV lọt top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2020

Dư nợ cho vay khách hàng tiếp tục duy trì đà tăng (+1.6% QoQ, +11.6% YoY) NIM quý 1 2021 đạt 2.65% (-14 bps YoY, +5 bps QoQ) do: lãi suất bình quân đầu ra giảm 97 bps YoY ; BID chủ động giảm lãi vay hỗ trợ các doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Các khoản nợ chính phủ và NHNN giảm mạnh 58.5% YoY khiến lãi suất đầu vào bình quân chỉ giảm 66 bps YoY.

Tỷ lệ nợ xấu Q1 2021 đạt 1.76%, không thay đổi so với quý trước. Trong kì, BID trích lập 7,172 tỷ VND (+0.0% QoQ, +80.2% YoY) qua đó tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 107.6% (+19.2% điểm QoQ).

3. THU NHẬP NGOÀI LÃI TĂNG TRƯỞNG VỮNG MẠNH

Tổng thu nhập ngoài lãi tăng trưởng khá tốt trong năm 2020, tăng trưởng 17.3% đạt 14.230 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào mua bán trái phiếu, lãi thuần hoạt động dịch vụ và lãi thuần hoạt động kinh doanh vẫn phát triển ổn định.

Mặc dù, BIDV thực hiện nhiều hoạt động hổ trợ khách hàng do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh nhưng lãi thuần của hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng vững trong năm 2020, tăng trưởng 23,3% đạt 5.266 tỷ đồng. Nhờ có cơ sở khách hàng tốt và vị thế là ngân hàng nhà nước số 1 Việt  Nam, BID có thể tăng trưởng gần 20%/năm trong vòng 3 năm tới.

Lãi mua bán trái phiếu tăng mạnh trong năm 2020 đạt 147% tương đương với 1.995 tỷ đồng, đóng góp 22% vào LNTT.

Trên sàn chứng khoán, BIDV biến động qua từng giai đoạn

Bên cạnh đó, trong năm 2020 BIDV đã thu hồi nợ xấu được 7.136 tỷ đồng và kỳ vọng năm 2021 thu hồi nợ xấu của BID có thể đạt 8.000 tỷ đồng tăng 12% so với năm trước.

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BIDV, KHUYẾN NGHỊ CÓ NÊN MUA THỜI ĐIỂM NÀY KHÔNG

Với kì vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2021, chất lượng tài sản đang được cải thiện sau giai đoạn đẩy mạnh xử lý nợ xấu 2015- 2020, cụ thể sẽ tăng trưởng 40%  trong năm 2021. Ngoài ra, lợi nhuận dự báo có thể tăng hơn nếu lợi nhuận từ thu hồi nợ xấu cao hơn kỳ vọng và chi phí dự phòng thấp hơn dự đoán. Bên cạnh đó, nếu như BIDV tăng vốn thành công với giá phát hành hợp lý thì cổ phiếu BID sẽ được định giá lại ở mức cao hơn.

Tại giá mục tiêu, chúng tôi đưa ra dự phóng P/B mục tiêu năm 2021 của BID là 2.5x, tương đương độ lệch chuẩn +1 với trung bình P/B 5 năm của BID, giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu BID là 51,300 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi, tin rằng đây là mức định giá hợp lý vì triển vọng và chất lượng tài sản của ngân hàng BIDV đang được cải thiện. Vậy nên hay không nên lựa chọn mã chứng khoán này, có lẽ bạn đã có câu trả lời rồi đấy, chúc các nhà đầu tư thành công!

Exit mobile version