Cổ phiếu công ty công nghệ việt nam tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm 2021, là một trong những sự lựa chọn đầu tư chứng khoán tiềm năng. Hướng đi tập trung vào công nghệ với nhiều niềm hy vọng, cũng như có triển vọng tương lai hơn bất kỳ nhóm ngành nào trên thị trường chứng khoán hiện nay. Dưới đây là một số nhận đinh, đánh giá cổ phiếu Mobifone, cổ phiếu ngành công nghệ đang có tốc độ tăng trưởng ổn định.
THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ MOBIPHONE ĐIỂM NHẤN ĐỂ ĐẦU TƯ
1. Thông tin chung
Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone tiền thân là Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và Hạ tầng mạng thông tin di động (Mobitechs), mã cổ phiếu là MFS, được thành lập tháng 01/2008 với số vốn điều lệ 34.587.000.000. Tháng 9/2017 nâng số vốn điều lệ lên 70.629.790.000 đồng.
Mobifone Service là một trong 3 đơn vị cung cấp dịch vụ CSKH cho Mobifone. So với 2 đơn vị còn lại, MFS luôn đi tiên phong trong các công tác phòng trào, ổn định nhân sự và nâng cao chất lượng nhân sự. Trong thị trường ngành, MFS hướng tới là doanh nghiệp chăm sóc khách hàng thuộc top 3 Việt Nam. Công ty có nguồn lao động trực tiếp đông đảo, là điểm tựa, là lợi thế cạnh tranh của Mobifone Service trong việc sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho Tổng Công ty Viễn thông Mobifone và khách hàng ngoài khác những dịch vụ chất lượng, giá thành tốt.
MFS có những ưu thế về giá trị thương hiệu từ tổng Công ty Viễn thông Mobifone và có lượng khách hàng ổn định để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển.
2. Hoạt động chính của công ty
Dịch vụ giải đáp, chăm sóc khách hàng qua điện thoại;
Lắp đặt, di chuyển, nâng cấp, đo kiểm, bảo dưỡng nhà trạm BTS, cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông; Đo kiểm trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin (cái này chiếm 6x% tổng doanh thu)
Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và Internet;
Thanh toán điện tử -> sẽ đẩy mạnh khi vừa được cấp trung gian thanh toán
Kinh doanh thương mại và các sản phẩm viễn thông;
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
Triển vọng khả quan cho MFS là việc triển khai thực hiện hệ thống 5G cũng như phát triển mạnh về mảng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty
Tổng công ty viễn thông MobiFone công ty mẹ nắm 30% cổ phần. Đặc biệt năm 2020, vượt trên những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, MobiFone nằm trong top doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về kết quả sản xuất, kinh doanh, với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ở mức cao (trên 20%).
MobiFone phát triển dựa trên chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ mạng di động 5G; xây dựng và phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; triển khai các công nghệ mới có khả năng bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), Big Data và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR)…
Ngày 9/3/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Trong đó, MobiFone được cấp phép các dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm: dịch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử và dịch vụ Ví điện tử.
MobiFone được đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước ‘tỷ USD’ cho vai trò ‘chim đầu đàn’. Ngoài tổng tài sản sản trên 20.000 tỷ đồng, các tiêu chí chung khác của các doanh nghiệp này là chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD…
Trong thời gian tới, MobiFone sẽ tiếp tục bứt phá, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, đưa những thành tựu mới nhất của công nghệ thế giới vào phục vụ đời sống người tiêu dùng trong nước.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2020 CỦA CỔ PHIỀU MFS
Năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 710, 3 tỷ đồng tăng 9,08% so với năm 2019 đạt 103,3%.
Tổng lợi nhuận sau thuế 30,78 tỷ đồng tăng 0,43% so với năm 2019
Tổng tài sản tính đến hết năm 2020 là 301.351.186.944 tăng 4.1 lần so với năm 2019. Vòng quay tổng tài sản năm 2020 là 2.4 lần. Mobifone đã sử dụng hiệu quả tài sản cho mục địch phục vụ kinh doanh.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình thanh toán của công ty rất tốt. Hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ tài sản ngắn hạn hay tổng tiền, đầu tư ngắn hạn và phải thu dịch vụ khách hàng đều có khả năng bù đắp các khoản nợ khi phát sinh.
Hoạt động kinh doanh của MFS không sử dụng ngoại tệ, các khoản vay đều là VND nên không có ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
MỤC TIÊU NĂM 2021 CỦA MFS
Nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ hiện có, đồng thời nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và xu hướng của thế giới.
Nghiên cứu, phát triển mới các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin để phục vụ triển khai các dự án mới.
Triển khai một số dự án đầu tư mới về dịch vụ khách hàng và hạ tầng viễn thông
Hướng đến trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin phát triển bền vững.
ĐÁNH GIÁ NHẬN ĐỊNH VỀ CỔ PHIẾU MFS
Vốn hóa hiện tại với giá cổ phiếu MFS 36.000 X 7,06tr = 254 tỷ. Lợi nhuận ròng hàng năm 25 – 3x tỷ >10% – có rất ít doanh nghiệp trên các sàn đạt được điều này. Lợi nhuận biên: 3x% tương đối cao. Chia cổ tức đều hàng năm đạt từ 25% trở lên chứng tỏ Mobifone rất minh bạch dòng tiền, sòng phẳng với cổ đông. Đang giao dịch trên sàn UPCOM nên tính thanh khoản chưa cao, nhưng là lợi thế cho những người quan tâm đến cổ phiếu giá trị.
Theo quan điểm chúng tôi và quan sát về dòng tiền kê lệnh vào MFS những ngày qua thì có thể giải ngân mua MFS vùng 35.000 đồng, và tăng tỷ trọng nếu thị trường chung không xấu khi MFS vượt 44.000 đồng.