Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) là trường hợp “bí ẩn” trong số các ngân hàng niêm yết với cục diện hiện tại thực sự rối ren. Lợi nhuận eo hẹp, tổng tài sản rơi về mức thấp của nhiều năm, tín dụng nhúc nhích từng chút từng chút, còn bộ máy nhân sự vẫn chưa đâu vào đâu nhưng cổ phiếu lại tăng trưởng xanh. Liệu cổ phiếu Eximbank có an toàn cho các nhà đầu tư?
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP EXIMBANK
1. Lịch sử thành lập
Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989. Vốn điều lệ là 12,355,229,040,000 đồng; khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1,235,522,904 cp, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,229,432,904 cp.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

2. Lĩnh vực kinh doanh chính của EIB
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi;
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư;
- Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;
- Thanh toán quốc tế; đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá;
- Dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa, MasterCard, Visa Debit;
- Dịch vụ ngân quỹ;
- Dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh;
- Dịch vụ tư vấn tài chính;
- Các dịch vụ ngân hàng khác
3. Tình hình nội bộ công ty
Tình hình nội bộ của Eximbank vẫn chưa hết rối ren, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 29,82% cổ phần, trong đó, Sumitomo Mitsui Banking Corporation nắm giữ 15%, Quỹ VOF nắm giữ 4,97%. Trong hơn 70% cổ phần do các nhà đầu tư trong nước sở hữu, Vietcombank nắm giữ 4,82%. Như vậy, khoảng 65% cổ phần Eximbank thuộc sở hữu của các nhà đầu tư khác và được cho là chia thành 2 nhóm.
Với số lượng cổ đông tương đối đa dang, hiện này Eximbank vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung đồng lòng cùng nhau phát triển. Việc không tìm được sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông dẫn đến nhân sự cấp cao Eximbank liên tục thay đổi và cuộc họp ĐHĐCĐ bất thành nên không thể thông qua nhân sự nhiệm kỳ mới.
Trong hơn 1 năm qua, ghế “nóng” của Eximbank đã đổi chủ đến 5 lần, từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, quay trở lại ông Lê Minh Quốc, rồi chuyển cho ông Cao Xuân Ninh và mới nhất là ông Yasuhiro Saitoh.
Hiện tại, Hội đồng quản trị Eximbank có 9 người, bao gồm: Chủ tịch Yasuhiro Saitoh, Phó chủ tịch Nguyễn Quang Thông, thành viên độc lập Lê Minh Quốc, các thành viên khác là ông Cao Xuân Ninh, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết, Đặng Anh Mai, Hoàng Tuấn Khải và bà Lương Thị Cẩm Tú.
NỘI BỘ EXIMBANK RỐI REN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH BỊ ẢNH HƯỞNG
Nhân sự cấp “thượng tầng” liên tục biến động, tổng tài sản và dư nợ những năm gần đây đều không tăng trưởng. Trong đó, năm 2020, tổng tài sản của Eximbank giảm 4,2% xuống 160.435 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng giảm 11% xuống 100.767 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng giảm 3,8% xuống 133.917 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.399 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 2019, nhưng giãn khoảng cách khá xa so với các ngân hàng khác có cùng quy mô.
BÁO CÁO KINH DOANH CỦA EXIMBANK QUÝ 1 NĂM 2021
Trong quý I/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất chỉ ở mức 214 tỷ đồng, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập lãi thuần đạt 818 tỷ đồng, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ mảng chứng khoán đầu tư cũng giảm tới 22,5% xuống 22,6 tỷ đồng.
Mảng dịch vụ và kinh doanh ngoại hối có sự khởi sắc đạt 132 tỷ và 95 tỷ đồng lãi thuần, tăng 75% và 78% so với quý I/2020. Ngoài ra, lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh khác cũng đạt mức tăng 14%, đóng góp 41,6 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Eximbank đến cuối tháng 3/2021 tăng từ mức 2,51% lên 2,63%.
TRIỂN VONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU EIB, CÓ NÊN ĐẦU TƯ THỜI ĐIỂM NÀY

Ngày 28-4-2021 khi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) ký thỏa thuận bán 49% cổ phần của Công ty Tài chính FE Credit cho Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC thì những người được lợi nhiều nhất và đang mừng thâm là những cổ đông của EIB. Theo luật định trong ngành ngân hàng Việt Nam, một tập đoàn tài chính nước ngoài không thể là cổ đông chiến lược lâu dài và quy mô (nắm giữ 15% vốn) cùng lúc tại hai tổ chức tín dụng. Điều đó có nghĩa nếu tham gia đầu tư vào VPB, SMBC phải thoái vốn khỏi Eximbank.
Điều đáng quan tâm hơn cả là khi SMBC rời khỏi Eximbank, room nước ngoài tại ngân hàng sẽ là một khoảng trống lớn, tạo sức hấp dẫn đáng kể cho cổ phiếu EIB.
Đông thời, Eximbank đã tất toán toàn bộ nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), đủ điều kiện để được Ngân hàng Nhà nước cho phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, dự kiến 18% như tài liệu đại hội đồng cổ đông đề xuất. Cổ đông Eximbank đang chờ đợi những nhóm nhà đầu tư mới cả về lượng và chất. Cục diện ngân hàng sắp thay đổi sau bao thăng trầm.
EIB lợi nhuận quý 1 giảm khoản 50% nhưng EI game thoái vốn còn dài, tăng vẫn còn nhiều, chưa nói đến nhịp rồi tích lũy đẹp. Do đó chúng tôi khuyến nghị giá mua 26 000 đ/cp, dự đoán giá mục tiêu là 35 000 đ/cp.