Mặc dù nhu cầu xây dựng chung giảm, một số doanh nghiệp vẫn có thể tăng trưởng nhờ tìm thị trường mới hoặc giành thị phần từ những đối thủ yếu hơn. Các doanh nghiệp thuộc nhóm đầu ngành vẫn duy trì sức khỏe tài chính lành mạnh và có thể được tích lũy hoặc nắm giữ trong năm 2021, đặc biệt là những doanh nghiệp có khả năng duy trì chính sách cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Dưới đây là một số đánh giá của chúng tôi về cổ phiếu BTS của công ty cổ phân xi măng Vicem Bút Sơn, liệu trong năm nay có nên đầu tư vào cổ phiếu này không.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN BTS
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty xi măng Bút Sơn là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập ngày 28/01/1997, mã cổ phiếu BTS, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam (nay là Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam). Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty gồm: sản xuất, kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng, sản xuất kinh doanh các vật liệu xây dựng.
Hiện VICEM có 10 thành viên sản xuất trực thuộc, 16 dây chuyền với công suất 27 triệu tấn xi măng/năm chiếm khoảng 14% thị phần tiêu thụ miền Bắc và 35% thị phần cả nước.
2. Sản phẩm và hoạt động kinh doanh chính của cổ phiếu BTS
Hoạt động kinh doanh chính của BTS là sản xuất xi măng, đóng góp 98 – 99% doanh thu với các sản phẩm chính là xi măng bao và xi măng rời, phổ biến là các loại PC30 và PCB40, sản xuất theo tiêu chuẩn chung của Bộ Xây Dựng. Ngoài ra, BTS còn sản xuất loại xi măng công nghiệp đặc dụng và chất lượng cao như Bút Sơn C91, Bút Sơn MC25, với những tính năng đặc biệt dành cho các công trình lớn: khả năng chịu lực tốt, khả năng chống ăn mòn, xâm thực và rạn nứt.
3. Vị thế doanh nghiệp Vicem Bút Sơn
BTS là 1 trong 5 doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ở thị trường phía Bắc với tổng công suất đạt 3,5 triệu tấn/năm. Thị phần ở khu vực miền Bắc đạt 14%, chỉ xếp thứ 3 sau VICEM Hoàng Thạch và Xuân Thành. Xét trên cả nước, doanh nghiệp đứng thứ 9 về quy mô sản xuất (trên tổng cộng 450 doanh nghiệp), chiếm khoảng 35% thị phần và thuộc 1 trong 4 đơn vị sản xuất chủ lực của Tổng công ty VICEM.
Xi măng Bút Sơn có vốn điều lệ 1.235 tỷ đồng, cổ đông nhà nước là Tổng Công ty Vicem nắm giữ 98,2 triệu cổ phiếu, tương đương 79,5% vốn điều lệ. Địa bàn kinh doanh chủ yếu của BTS là ở Hà Nam, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Trong vòng 10 năm qua, Vicem Bút Sơn không chia cổ tức bằng tiền mặt mà chỉ có 2 lần chia cổ tức bằng cổ phiếu vào tháng 9/2017 và tháng 9/2020.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỔ PHIẾU BTS NĂM 2020
Năm 2020, Vicem Bút Sơn cũng có kết quả kinh doanh giảm. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2020 Vicem Bút Sơn đạt doanh thu 3.063 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 17,3 tỷ đồng, bằng 29% lợi nhuận năm 2019 và chỉ đạt 17% kế hoạch.
Theo bản giải trình BTS công bố thì lợi nhuận năm 2020 giảm chủ yếu là do dịch bệnh Covid-19 trên Thế giới diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty phải gia tăng chính sách bán hàng để giữ vững thị phần tại các địa bàn tiêu thụ.
TÀI CHÍNH QUÝ 1 NĂM 2021, BTS CÓ XU HƯỚNG PHỤC HỒI TRỞ LẠI
Theo đó, quý I/2021, Vicem Bút Sơn đạt doanh thu 682 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với quý I/2020; lợi sau thuế đạt 11,9 tỷ đồng, đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 31/03/2021, tiền và tương đương tiền của BTS là 76,6 tỷ đồng, giảm 32,5% so với đầu năm, khoản phải thu ngắn hạn khách hàng là 202,9 tỷ đồng, tăng gấp 67 lần so với đầu năm. Đáng chú ý, BTS có khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.286 tỷ đồng, tăng 182 tỷ đồng so với đầu năm.
TRIỂN VỌNG NGÀNH XI MĂNG 2021: NHU CẦU TRONG NƯỚC PHỤC HỒI TÍCH CỰC, NHƯNG KÊNH XUẤT KHẨU CÓ THỂ CHỮNG LẠI
Chúng tôi ước tính nhu cầu trong nước trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng bình thường từ 5% -7% so với mức thấp trong năm 2020. Điều này là nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, FDI, và xây dựng bất động sản phục hồi. Mặt khác, sản lượng xuất khẩu trong năm 2021 được kỳ vọng duy trì ổn định do nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn tích cực nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ khó đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ như trong năm 2020, do nguồn cung ở Trung Quốc dần ổn định trở lại.
ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU BTS VÀ KHUYẾN NGHỊ
Dựa trên các phân tích và đánh giá về hoạt động kinh doanh của BTS, chúng tôi đưa ra dự phóng về kết quả kinh doanh của BTS cho giai đoạn 2021 – 2025 trên cơ sở thận trọng. Sau khoảng thời gian đó, chúng tôi tạm đánh giá rằng hoạt động của BTS và tình hình thị trường xi măng sẽ không có thêm biến động đáng kể nào khác.
1. Giá bán và sản lượng của BTS
Dựa trên sản lượng sản xuất của nhà máy sẽ không có sự thay đổi, dao động ở mức 3,8 – 3,9 triệu tấn/năm, mức tiêu thụ BTS được đánh giá theo mức tương quan chung với toàn ngành các năm trước, tỷ trọng sản phẩm BTS sẽ chuyển dần sang xi măng rời theo mục tiêu của VICEM (70% bao, 30% rời); thì giai đoạn 2021 -2025 sản lượng tiêu thị cóa thể đạt 3,41 triệu tấn, giá bán 1,14 triệu đồng/tấn
2. Giá vốn và chi phí hoạt động của Vicem Bút Sơn
Giá than và giá điện theo lộ trình giá thị trường của chính phủ sẽ tiếp tục tăng định kỳ trong thời gian tới. Chi phí các nguyên vật liệu đá vôi, đất sét và một số phụ gia đầu vào khác có thể tăng theo kế hoạch của bộ tài chính. Do đó chúng tôi ước tính dự phóng giá vốn và chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và quản lý) giai đoạn 2021 – 2023 có thể đạt 89,5%.
Chúng tôi định giá BTS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền cho thấy giá trị trường của cổ phiếu BTS đạt 8.098 nghìn đồng và giá trị thực là 6,2 nghìn đồng. Theo phương pháp này nếu giá trị thực > giá trị thị trường thì nên thận trọng khi mua cổ phiếu này.