Với các nhà đầu tư tài chính thì chỉ số EPS mang một ý nghĩa quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Tuy vậy, có rất ít các nhà đầu tư hiểu rõ được bản chất của chỉ số này, cũng như cách khai thác nó để mang lại hiệu quả cho mình. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số EPS.
Chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu hay thu nhập trên mỗi cổ phần.
Chỉ số này được tính bằng cách chia tổng số tiền lãi tạo ra trong một khoảng thời gian cho số lượng cổ phiếu mà công ty đã niêm yết trên thị trường. EPS được sử dụng để xác định giá trị gắn liền với mỗi cổ phiếu đang lưu hành của một công ty.
Mỗi công ty sẽ có lượng cổ phiếu niêm yết cũng như số tiền lãi khác nhau theo từng thời điểm trên sàn giao dịch, do đó, thu nhập trên mỗi một cổ phiếu cũng được các nhà đầu tư sử dụng để phân tích, so sánh giữa các công ty khác nhau.
Các loại EPS
Chỉ số EPS bao gồm 2 loại: EPS cơ bản (basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS).
EPS cơ bản của một công ty là lợi nhuận của công ty đó chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành. Chỉ số này được tính trên cả cơ sở hàng năm và hàng quý.
EPS pha loãng là lãi suy giảm trên 1 cổ phiếu. Chỉ số này được đánh giá là chính xác hơn vì các doanh nghiệp đôi khi cần tăng vốn nên họ phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi… có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Khi đó, EPS của doanh nghiệp sẽ thay đổi, lúc này nếu các nhà đầu tư chỉ quan sát EPS cơ bản mà quên mất chỉ số pha loãng này sẽ dẫn đến sự thiếu chính xác trong tương lai.
Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Với các nhà đầu tư thì chỉ số EPS càng cao chứng tỏ công ty có tiềm lực càng mạnh, kiếm được càng nhiều lợi nhuận.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chú ý rằng, nếu công ty tiến hành chia tách cổ phiếu (trả cổ tức bằng cổ phiếu) thì sẽ làm cho EPS giảm, khi đó lượng cổ phiếu của các nhà đầu tư đang nắm giữ sẽ tăng lên và thị giá của cổ phiếu sẽ bị giảm với tỷ lệ tương ứng.
Các nhà đầu tư nên quan sát chỉ số EPS trong một giai đoạn dài để đánh giá sự ổn định và khả năng tăng trưởng, qua đó sẽ thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn.
Mẹo để sử dụng chỉ số EPS tốt nhất
Hiểu chỉ số EPS là gì và cách tính EPS rất quan trọng, để tạo được chiến lược đầu tư dựa trên công thức này là một quá trình cần được tìm hiểu kỹ càng.
Thường thì các nhà đầu tư cổ tức sẽ xem tỷ lệ phần trăm thu nhập trên mỗi cổ phần được trả dưới dạng cổ tức để đánh giá mức độ an toàn của khoản thanh toán cổ tức của mỗi công ty.
Các nhà đầu tư cũng nên hiểu rõ mối liên hệ của chỉ số EPS với một số tỉ lệ tài chính quan trọng phải kể đến như: chỉ số P/E, tỷ lệ PEG và PEG điều chỉnh theo cổ tức.
Chỉ số P/E của một cổ phiếu cho bạn biết phải mất bao nhiêu năm EPS cơ bản của công ty để trả lại cho bạn chi phí đầu tư với giả định không có khoản nợ nào được phân phối, không có tăng trưởng và tất cả thu nhập được trả bằng cổ tức tiền mặt. Đây có thể được xem là tỷ lệ đảo ngược để tính lợi tức thu nhập.
Với tỷ lệ PEG, đây là một dạng được sửa đổi của tỷ lệ P/E bắt đầu bằng EPS cơ bản, sau đó, với sự điều chỉnh cho tăng trưởng dự kiến của thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong những năm tới.
Tiến lên một bước, khi điều chỉnh tỷ lệ PEG theo cổ tức, lấy số liệu EPS cơ bản và sau đó đưa vào tài khoản định giá không chỉ cho sự tăng trưởng dự kiến về thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong tương lai mà còn là tỷ suất cổ tức. Đó được gọi là tỷ lệ PEG được điều chỉnh theo cổ tức.
Trên đây là những thông tin hữu ích bạn cần thu thập về chỉ số EPS – chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán, chúc bạn sẽ trở thành một nhà đầu tư thông thái.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam