Bước đầu tiên của đầu tư cổ phiếu chính là xác định được các loại cổ phiếu tiềm năng. Để làm được điều này, các nhà đầu tư sẽ dựa vào thời điểm tham gia thị trường của các loại cổ phiếu đó, cũng như lựa chọn danh mục và phân tích cơ bản. Dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể biết được lịch sử biến động giá của cổ phiếu mình muốn mua hoặc bán, qua đó xác định được thời điểm mua bán thích hợp. Đó chính là những thông tin mà biểu đồ chứng khoán mang đến cho bạn.
Biểu đồ chứng khoán là gì?
Biểu đồ chứng khoán là một dạng biểu đồ giúp cho người đọc dễ dàng xem được giá cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định như: realtime, một ngày, một tuần, một tháng… Tuy nhiên, chỉ nhìn vào giá cổ phiếu chúng ta không thể biết được nó rẻ hay đắt mà nó chỉ là một tài liệu sử dụng để tham khảo và nắm bắt xu hướng thị trường.
Các dạng biểu đồ chứng khoán thường gặp
Xem biểu đồ phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là cả một sự khoa học, bởi nó có rất nhiều dạng.
-
Biểu đồ hình thanh
Biểu đồ hình thanh
Biểu đồ này cung cấp cho bạn thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất.
Biểu đồ hình thanh có cấu tạo bao gồm một đường thẳng đứng thể hiện phạm vi giá giao dịch trong phiên. Nếu trong khung thời gian giao dịch đó, giá tăng đường thẳng sẽ có màu xanh và ngược lại, nếu giá trong khung thời gian giao dịch giảm đường thẳng sẽ có màu đỏ.
Hai đường ngang xuất phát từ đường biên độ giá được dùng để đánh dấu giá mở và đóng cửa. Đường ngang hướng sang phía bên trái là giá mở cửa, đường ngang hướng sang phía bên phải là giá đóng cửa.
Đây là biểu đồ thường được sử dụng bởi những trader kỹ thuật thuần túy, những gì mà nó cung cấp chỉ bao gồm giá và các con số nên trader dễ dàng tìm ra những mẫu mô hình giá hơn, đồng thời nó cũng loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch với thị trường.
-
Biểu đồ đường
Biểu đồ đường
Đây là dạng biểu đồ chỉ hiển thị một thông tin duy nhất là giá đóng cửa trong khung thời gian giao dịch. Thông tin này được đánh giá là thông tin duy nhất cần nắm bắt sau mỗi phiên giao dịch bởi biểu đồ đường thể hiện rất tốt thông tin về việc giá đã đi về đâu. Tuy nhiên, vì các thông tin khác đều không có nên nó thường được sử dụng khi quan sát các mục tiêu dài hạn.
Cách đọc của dạng biểu đồ này cũng rất đơn giản, vì chỉ có một thông tin duy nhất nên biểu đồ được đọc theo chiều từ trái sang phải với các mức giá đóng cửa được nối liền với nhau tạo thành một dải tín hiệu.
Những thông tin mà biểu đồ chứng khoán cung cấp
Một biểu đồ chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư 10 thông số cơ bản sau:
- Tên cổ phiếu giao dịch và biến động giá trong ngày;
- Các khung thời gian giao dịch;
- Các loại biểu đồ;
- Các chỉ báo kỹ thuật;
- Biểu đồ giao dịch: tùy thuộc vào loại biểu đồ mà bạn lựa chọn sẽ có cách hiển thị khác nhau;
- Mã giao dịch cổ phiếu và khung thời gian giao dịch đang được áp dụng cho biểu đồ;
- Giá mở cửa, đóng cửa, giá thấp nhất và cao nhất trong khung thời gian giao dịch;
- Khoảng thời gian thể hiện các mốc thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại theo chiều từ trái sang phải;
- Một trong số các chỉ báo kỹ thuật – đường trung bình động được thể hiện trên biểu đồ giá;
- Khoảng giá và giá hiện tại, thể hiện các mức giá với đường màu đỏ là giá hiện tại của cổ phiếu.
Ngoài ra, một số loại biểu đồ còn cung cấp thêm thông tin về khối lượng giao dịch. Đây là một thông tin hữu ích giúp các trader nắm bắt được động lượng của thị trường, khối lượng giao dịch theo phiên càng cao chứng tỏ thời điểm đó cổ phiếu được giao dịch càng nhiều và có thể kéo theo những biến động giá lớn.
Mô hình cây nến của các nhà đầu tư chứng khoán Nhật Bản
Biểu đồ hình nến của người Nhật
Vào những năm 1600, người Nhật đã phát minh ra phương pháp phân tích giá gạo, vì nó có hình dạng giống cây nến nên họ gọi đây là kỹ thuật phân tích đồ thị hình nến.
Một cây nến trên biểu đồ chứng khoán sẽ biểu lộ xu hướng 4 mức giá cổ phiếu, bao gồm giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng cửa. Khi biểu đồ chứng khoán có biểu hiện uptrend, đồng nghĩa với thị trường chứng khoán đang và sẽ có xu hướng tăng giá, người Nhật thường chọn thời điểm này để mua cổ phiếu.
Và ngược lại, nếu thị trường có xu hướng giảm giá (downtrend) thì lúc này không nên mua vào cổ phiếu vì tỷ lệ rủi ro sẽ rất cao. Ngoài ra khi giá cổ phiếu biến động trong một khoảng xác định mà đỉnh sau bằng đỉnh trước hoặc không chênh lệch nhiều thì đây được xem là thời điểm chỉ thích hợp cho đầu tư ngắn hạn.
Bằng những thông tin cơ bản về biểu đồ chứng khoán nói trên, chúng tôi mong muốn mang đến cho bạn những thông tin chuẩn xác nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về những thông tin quan trọng thể hiện trên biểu đồ, một bước làm không thể thiếu khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam