Khi tham gia đầu tư chứng khoán, chắc chắn các nhà đầu tư đều cần phải phân tích. Không chỉ phân tích về cổ phiếu, thị trường mà còn phân tích rất nhiều thứ liên quan đến chứng khoán. Và hai loại phân tích được dùng nhiều trong chứng khoán là Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật. Đừng cho rằng, tầm quan trọng của nó là nhỏ. Trong thị trường chứng khoán, nó đóng một vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư có thể thành công thu về lợi nhuận. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu về Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật. Và sự khác biệt giữa chúng mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư?
Phân tích cơ bản trong chứng khoán là gì?
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản vốn là một phương pháp nhằm xác định giá trị nội tại của chứng khoán dựa trên các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nền kinh tế. Qua đó, nhà đầu tư có thể nhận biết xu hướng về giá cổ phiếu.
Giá trị thực nội tại là một trong những giả định chính của phân tích cơ bản. Nó thể hiện là giá trên thị trường chứng khoán không phản ánh đầy đủ giá trị thực của cổ phiếu.
Những chỉ tiêu tài chính mà các nhà đầu tư có xu hướng hướng đến đó là: lợi nhuận, sự tăng trưởng doanh thu, rủi ro mà công ty gặp phải, dòng tiền tài chính,… Việc so sánh chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị thực sẽ là cơ hội để đầu tư sinh lời.
Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là gì?
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp cần dựa vào biểu đồ, đồ thị, quan sát diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu. Qua đó, nhà đầu tư có thể chỉ ra phương hướng để biết được thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.
Khác biệt giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật
Vấn đề | Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật |
Dữ liệu, con số | Dựa vào báo cáo kinh tế tài chính, các sự kiện tin tức, tài liệu thống kê trong ngành nghề cụ thể | Dựa vào biểu đồ, đồ thị |
Đối tượng nhà đầu tư | Nhà đầu tư dài hạn | Nhà đầu tư ngắn hạn hay Giao dịch tự do |
Thời gian nắm giữ cổ phiếu | Thường nắm giữ trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc có thể là nhiều tháng | Hầu hết chỉ giữ cổ phiếu trong vài ngày, vài phút, thậm chí vài giây |
Phương pháp phân tích | Phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô: đánh giá môi trường kinh tế hiện đại và những tác động lên công ty
Phương pháp phân tích ngành: Đánh giá tiềm năng phát triển cho ngành cụ thể Phương pháp phân tích tiềm năng công ty: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong ngành |
Phương pháp phân tích thường dựa trên các chỉ số (RSI, MACD, Oscillator,…), phân tích dựa trên sự biến động trên thị trường |
Tín hiệu gia nhập thị trường | Mua hoặc bán khi giá trị tài sản ở dưới hoặc trên giá trị | Thông tin giá và các dấu hiệu chỉ số kỹ thuật |
Sợi dây liên kết giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật
Mối quan hệ giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật?
Không thể nói Phân tích cơ bản tốt hơn Phân tích kỹ thuật và ngược lại. Bởi 2 sự phân tích này có đặc điểm riêng, có sự hỗ trợ cho nhau. Và mỗi bên đều có cái lợi của nó mang đến cho nhà đầu tư. Do đó, mối quan hệ giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật được giải thích như sau:
Các quyết định của nhà đầu tư dựa vào phân tích cơ bản. Còn khi nói về thời điểm mua hay bán, vào hay ra khỏi thị trường lại phụ thuộc vào phân tích kỹ thuật.
Phân tích cơ bản sẽ là nền tảng và không có sự xung đột với phân tích kỹ thuật.
Có thể nói, phân tích kỹ thuật khắc phục được một số yếu điểm của phân tích cơ bản như sự xác định thời điểm của thị trường, trực tiếp nhìn thấy sự biến động giá cả, nhìn thấy được yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường.
Nếu bạn là nhà đầu tư, hãy kết hợp hai loại phân tích trên. Bởi lẽ mỗi bên là có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Không thể cho rằng, bên nào hơn bên nào cả. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng bài viết này giúp các bạn giải quyết được những thắc mắc về Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam