Với đa số các doanh nghiệp khi chưa đủ điều kiện để đưa cổ phiếu lên sàn HOSE hay HNX, với mong muốn tìm kiếm nguồn vốn từ sàn chứng khoán thì việc tìm đến một sàn giao dịch khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia là điều mà các doanh nghiệp luôn tìm kiếm. Và sàn UpCom đã ra đời như vậy.
Sàn UPCom là gì?
Sàn chứng khoán UpCom là viết tắt của cụm từ Unlisted Public Company Market, đây là nơi giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa được niêm yết. thuộc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), sàn UpCom được coi là sàn giao dịch “trung chuyển” được thành lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.
Để được đăng ký giao dịch trên sàn UpCom, chỉ cần đảm bảo 2 tiêu chí: là công ty đại chúng không niêm yết tại HOSE và HNX. Ngoài ra, chứng phải được đăng ký lưu ký tại trung tâm lưu ký VSD.
Cách thức giao dịch ở sàn UpCom
- Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch trên sàn UpCom là các ngày hành chính và giao dịch buổi sáng từ 9h00 đến 11h30, buổi chiều từ 13h00 đến 15h00 với hình thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.
- Nguyên tắc khớp lệnh
Trên sàn UpCom, nguyên tắc ưu tiên như sau: bán với giá thấp hơn sẽ được xếp trước còn với mua thì giá cao hơn sẽ được xếp lên đầu. Ngoài ra, nếu cùng giá thì ai đặt lệnh trước sẽ được ưu tiên đặt phía trước.
- Đơn vị giao dịch
Tại sàn giao dịch UpCom, với lô chẵn thì 100 cổ phiếu và bội số của 100 sẽ thấy hiển thị ở bản điện tử nếu bạn đặt lệnh. Còn đối với lô lẻ, tức là 1-99 cổ phiếu thì thường các nhà đầu tư bán thì bạn mới có thể mua được, lô lẻ thường không có tính thanh khoản nên không được mua bán nhiều.
Về bước giá tại sàn UpCom là 100 đồng, tức là nếu bạn đặt 22.300 thì được nhưng đặt 22.350 thì sẽ không được chấp nhận.
- Giá tham chiếu trên sàn UpCom
Giá tham chiếu là giá bình quân gia quyền của giá giao dịch khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- Sửa đổi lệnh ở sàn UpCom
Tại sàn giao dịch này, bạn chỉ được phép sửa đổi giá cổ phiếu và khối lượng mua bán khi lệnh ban đầu chưa khớp lệnh hoặc chỉ được sửa, hủy đối với phần cổ phiếu còn lại khi lệnh gốc chưa mua bán hết.
Đối với trường hợp sửa tăng khối lượng thì ưu tiên lệnh sau khi sửa sẽ được nhập vào hệ thống. Cồn đối với trường hợp sửa giảm khối lượng thì thứ tự ưu tiên khớp không thay đổi mà giữ như ban đầu.
Sự phát triển của sàn UpCom so với 2 ông lớn HOSE và HNX
Bất cứ một sàn giao dịch chứng khoán nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau đối với từng doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác nhau.
Đối với sàn giao dịch chứng khoán UpCom, với sự giám sát và quản lý từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội nó có sự minh bạch và đảm bảo hơn so với một số sàn chứng khoán khác. Tất nhiên là với tiêu chuẩn thấp hơn so với HOSE và HNX.
So với 2 ông lớn HOSE và thì tính thanh khoản của sàn UpCom vẫn còn thấp, nhiều mã không có giao dịch và tính rủi ro cũng cao hơn. Tuy nhiên, khi thông tư 180 ra đời đã giúp sàn UpCom trở thành nơi quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn với quy mô không thua kém thậm chí là vượt trội so với sàn niêm yết.
Các nhà đầu tư từ chỉ xem UpCom như sân chơi hạng 2, chất lượng cổ phiếu không cao nay lại xem đây là mỏ vàng với nhiều cổ phiếu chất lượng, hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn.
Những cổ phiếu hấp dẫn các nhà đầu tư trên sàn UpCom
Điểm mặt những cổ phiếu hấp dẫn trên sàn UpCom
Dù được đánh giá thấp hơn so với HOSE và HNX nhưng trên sàn chứng khoán UpCom vẫn có nhiều mã hấp dẫn các nhà đầu tư và cả các quỹ mua vào.
Đầu tiên phải kể đến là cổ phiếu họ Viettel bao gồm: Viettel Global (VGI), Viettel Post (VTP) và Viettel Construction (CTR). Khác với đa số các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, nhóm Viettel được coi là màu sắc mới khi mang lên sàn những dịch vụ đặc thù như bưu chính, viễn thông, công nghệ… với hoạt động kinh doanh rất ấn tượng cùng với mức tăng trưởng trong mơ.
Ngoài ra, cổ phiếu của khu công nghiệp FDI cũng là mã cổ phiếu hứa hẹn mang đến lợi nhuận hấp cho các nhà đầu tư. Bên cạnh các doanh nghiệp dệt may, da giày, gỗ thì nhiều tên tuổi lớn như Samsung, LG, Canon… hay mới đây là Apple và Google đang dịch chuyển đầu tư đến Việt Nam kéo theo sự nóng lên của giá đất các khu công nghiệp.
Cổ phiếu ngành dầu khí OIL, BSR được xem là 2 đại gia của ngành. Sau 2 năm lên sàn, dù tình hình kinh chưa quá thuận lợi nhưng cả 2 vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của giới đầu tư với thanh khoản hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên.
Nên đọc thêm:
- Top 10 công ty chứng khoán uy tín tại Việt Nam
- Có nên mua cổ phiếu BIDV không?
- Có nên mua cổ phiếu Sacombank?
- Mã cổ phiếu FPT có nên đầu tư?
Trong hơn 10 năm vận hành thị trường này, HNX đã đề xuất và đưa ra các giải pháp linh hoạt để tăng tính hấp dẫn cho thị trường UpCom, chính vì vậy đây chắc sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của HOSE và HNX trong tương lai gần. Với bài viết này XMX Việt Nam Hi vọng đã có cái nhìn chi tiết về sàn chứng khoán UpCom! Xin cám ơn bạn đã theo dõi

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam