Mỗi nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và họ cần nắm được chính xác mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp dụng đòn bẩy tài chính có thể đem lại hiệu quả cao hơn đối với các dự án có độ chấp nhận rủi ro cao. Vậy thì làm thế nào để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn.
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy trong tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (ESP).
Xét về bản chất, hoạt động sử dụng đòn bẩy trong tài chính có thể hiểu là việc sử dụng vốn vay (thay vì vốn tự có) để đầu tư sinh lời và được tính trên số vốn vay/tổng tài sản. Ta có thể nhận thấy rằng, đòn bẩy tài chính có thể thực hiện trên cả góc độ đầu tư vào các tài sản như chứng khoán, bất động sản… và cả góc độ doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay để tăng cường hiệu quả hoạt động của mình.
Vì sao doanh nghiệp lại sử dụng đòn bẩy tài chính?
Khả năng tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các nhà đầu tư, trong đó đòn bẩy về tài chính được xem là một công cụ được sử dụng nhiều nhất.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay, một mặt là nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, mặt khác nhằm để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh.
Ngoài ra, khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Từ đó giúp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi đáng kể, làm tăng lợi nhuận nhiều hơn. Hay nói cách khác, hình thức này được xem như là “lá chắn thuế” của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích để tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay gia tăng thu nhập một cổ phần, đồng thời cũng tiềm ẩn sự gia tăng rủi ro cho chủ sở hữu. Sự thành công hay thất bại còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược của chủ sở hữu khi lựa chọn cơ cấu tài chính.
Đòn bẩy tài chính trên thị trường chứng khoán
Sử dụng đòn bẩy về tài chính trong đầu tư chứng khoán mặc dù mang đến nguồn lợi nhuận lớn nhưng vẫn tiềm ẩn thách thức cho các nhà đầu tư.
Không còn xa lạ với hầu hết các nhà đầu tư, dù ít hay nhiều việc sử dụng đòn bẩy dạng tài chính trên thị trường chứng khoán vẫn được sử dụng dưới các hình thức như công ty chứng khoán cho các nhà đầu tư vay dựa trên vốn mà công ty chứng khoán tự thu xếp hoặc các nhà đầu tư có thể vay trực tiếp ở các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính khác…
Quy tắc vàng khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Điều đầu tiên trong các nguyên tắc cơ bản đó là các nhà đầu tư phải biết điểm dừng và biết những rủi ro mà mình có thể gặp phải. Tùy thuộc vào những mã chứng khoán có các chỉ số tài chính như thế nào thì mới có thể xác định mức độ rủi ro của mã chứng khoán đó, chứ không thể đổ đồng một mức độ chung cho tất cả các cổ phiếu.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng phải xác định được lãi suất khi vay. Chỉ có như vậy thì việc lường trước và hạn chế được một cách tối đa rủi ro phải gánh chịu. Việc xác định lãi suất vay cũng giúp các nhà đầu tư biết được khi nào là thời điểm phải dừng việc vay nợ.
Thứ ba, tránh việc lạm dụng đòn bẩy tài chính. Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính và thành công trong một vài phiên giao dịch và tiếp tục “gấp nếp”, sử dụng với mức cao tương đương thậm chí là cao hơn trên toàn bộ phần vốn và lãi đạt được.
Trên thực tế, sau một vài lần thành công thì xu hướng cho rằng vận may sẽ không xảy ra. Một khi diễn biến diễn ra không đúng ý đồ của nhà đầu tư sẽ khiến một phần lớn tài sản bay hơi nhanh chóng.
Cuối cùng, việc lựa chọn sử dụng đòn bẩy tài chính bao giờ cũng có 2 mặt, khi các nhà đầu tư dự báo chính xác xu hướng của thị trường, phân tích đúng và chọn lựa cổ phiếu thích hợp thì sẽ gia tăng lợi nhuận tiềm năng. Ngược lại, nếu dự báo sai, không những có thể bị rủi ro mất vốn mà còn phải chịu thêm lãi suất ngân hàng, như vậy tổn thất sẽ là rất lớn.
Qua bài phân tích này, sử dụng đòn bẩy tài trong đầu tư như tham gia một canh bạc, hãy đủ tỉnh táo sử dụng công cụ này như cách để cải thiện lợi nhuận và giảm rủi ro. Chúc các bạn thành công.

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam