Sau hơn 12 năm đi vào hoạt động cổ phiếu TPBank được nhìn nhận là 1 ngân hàng trẻ, năng động đi đầu trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình dưới sự hỗ trợ các cổ đông lớn đầy tiềm năng về nhiều khía cạnh như: Doji, FPT, SBI Holding. Dưới đây là một số phân tích và định giá cổ phiếu ngân hàng nhỏ triển vọng nhất Việt Nam.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPBANK
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong mã cổ phiếu là TPB được thành lập từ ngày 05/05/2008 với cổ đông chủ chốt:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của nhà băng.
Trải qua nhiều khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua khi năm 2011, TPBank lọt top 9 ngân hàng yếu kém cần phải tái cấu trúc. Trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” DOJI đã mua 20% cổ phần của TBP tham gia tái cơ cấu, chỉ 2 năm sau ngân hàng này đa vực dậy thành công.
Sau hơn 12 năm hoạt động giờ đầy Tbank được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế cũng liên tục đánh giá cao TPBank với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam… Năm 2018, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s liên tục nâng mức xếp hạng tín nhiệm của TPBank lên mức B1 với triển vọng ổn định. TPBank cũng được Tạp chí The Asian Banker bình chọn nằm trong Top 10 Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á.

LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CỔ PHIẾU TPB
1. Đi đầu ứng dụng công nghệ vào hoạt động
Ứng dụng nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…
TPBank ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay…
Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
Nhờ áp dụng công nghệ mà tăng trưởng tín dụng của TBP rất nhanh và mạnh chiếm 30% mà không cần hệ thống và chi nhánh
2. Văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu cổ đông vững chắc dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của TPbank
Có thể nói Doji là cổ đông mang lại sức sống cho TPBank, từ nhận diện hình ảnh nhạt nhòa đến nhận diện thương hiệu mới chuyên nghiệp và thu hút hơn.
Văn hóa doanh nghiệp năng động hướng đến mục tiêu chung quyết liệt, lời nói đi đôi với việc làm, luôn đổi mới để trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam.
FPT vẫn là cổ đông then chốt có lợi thế mạnh mẽ về công nghệ, SBI Hoiding là ngân hàng hàng đầu Nhật Bản đã hỗ trợ rất nhiều TPB trong quá trình phát triển và nâng tầm thương hiệu. Ở TPB là một sự kết hợp hết sức tuyệt vời giữa những cổ đông với những thế mạnh riêng tạo thành một tập hợp đầy đủ và vững chắc.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2020 CỦA TPB LÀ TIỀN ĐỀ VỮNG CHẮC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG NĂM TIẾP THEO
1. Tình hình kinh doanh năm 2020 của TPbank
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh, năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng tăng 14,6% đạt 206.315 tỷ đồng; huy động vốn tăng 16,4% đạt 184.911 tỷ; dư nợ cho vay tăng 12,9% đạt 132.347 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của TPBank đạt 4.389 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019.
Hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ và vàng năm 2020 có kết quả tốt. Trong đó, năm 2020, giá vàng SJC đã tăng 30% đạt mức cao nhất từ trước đến nay, ngân hàng đã tận dụng được hầu hết các đợt sóng giá vàng, thu được lợi nhuận đáng kể. Khách hàng mới giao dịch ngoại hối cũng tăng lên đáng kể, xếp thứ 13 trong top các NHTMCP có thị phần mua bán ngoại tệ lớn nhất Việt Nam.

2. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh của TBP rất cao
Tỷ lệ nợ xấu của TPBank 0.47% đứng thứ 4 toàn hệ thống. Tỷ lệ CASA của TPB cũng ở mức cao 44.32% có xu hướng tăng trưởng tốt khi áp dạng công nghệ ngày càng mạnh, vốn huy động thấp, thấp nhất trong nhóm nhờ sự huy động vốn liên ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn ROAE khá cao đạt 18.41% trong bối cảnh các ngân hàng khác trích dự phòng khá mạnh tay.
3. Mục tiêu lợi nhuận năm 2021
Năm 2021, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2020. TPBank dự kiến tổng tài sản đến cuối năm 2021 đạt 250.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2020. Vốn điều lệ tăng 9% lên 11.717 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 20% đạt 221.893 tỷ; dư nợ cho vay tăng 25% đạt 165. 434 tỷ đồng.
TPBank tiếp tục mở rộng mạng lưới LiveBank thêm ít nhất 40 điểm lên 370 điểm. Đồng thời, TPBank sẽ tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Số cổ phiếu phát hành là tối đa 100 triệu cp, tương đương 9,33% vốn điều lệ tại thời điểm chào bán. Số lượng chào bán dưới 100 nhà đầu tư.
DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TPB
Việc được chọn vào bộ chỉ số VN30 làm tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu đối với tổ chức và dòng tiền đầu tư thụ động qua các quỹ chỉ số. Tuy nhiên các nhà đầu tư khi chọn cổ phiếu TPB, cần lưu ý, mặc dù còn chiếm tỷ trọng không quá lớn trong cơ cấu danh mục cho vay, mảng tín dụng tiêu dùng phần nào có tác động tiêu cực lên chất lượng tài sản của ngân hàng. Rủi ro liên quan đến thay đổi lãi suất cũng tác động đến chi phí huy động và ảnh hưởng đến NIM.
Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc khi mua cổ phiếu TPbank, hiện TPB đang giao dịch ở mức giá khá cao 37.200 đồng.