Ngay cả với nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm thì ngành hàng không chưa bao giờ là một ngành đơn giản để đầu tư. Cổ phiếu Vietnam Airlines rõ ràng triển vọng lúc này cũng hoàn toàn là tiêu cực. Dịch bệnh Covid không chỉ khiến Vietnam Airline mà còn khiến tất cả các hãng hàng không thế giới điêu đứng.
TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam mã cổ phiếu là HNV, được xem là hãng giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm không ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không quốc gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực. Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt lớn của Vietnam Airlines khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, qua đó mối quan hệ gắn bó với các cổ đông được thể hiện mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Vietnam Airlines.

Theo thống kê của Vietnam Airlines, trong năm 2020, Vietnam Airlines khai thác khoảng 96.500 chuyến bay, giảm hơn 48% so với năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sản lượng hành khách của hãng cũng ước đạt 14,23 triệu lượt, hàng hóa khoảng gần 195.000 tấn, giảm lần lượt 51% và 47% so với năm 2019.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2020 CỦA VIETNAM AIRLINES
Năm 2020, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ghi nhận âm 377 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 97 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm 422 tỷ đồng, cùng kỳ là 24 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2020, Vietnam Airlines đạt doanh thu thuần gần 40.613 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế âm gần 11.098 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 2.537 tỷ đồng. Lỗ cơ bản trên mỗi cổ phiếu HVN tính đến hết năm 2020 lên tới 7.646 đồng.
Tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt 62.967 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm gần một nửa xuống còn 1.647 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh từ 3.579 tỷ đồng xuống còn 494 tỷ đồng. Trong khi đó, vay nợ tài chính ngắn hạn tăng 72% lên 11.187 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm từ 18.507,55 tỷ đồng xuống chỉ còn gần 6.141 tỷ đồng.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUÝ 1 NĂM 2021 CỦA CỔ PHIẾU VIETNAM AIRLINES

Theo báo cáo tài chính quý 1/2021, doanh thu của HVN tiếp tục giảm hơn một nửa còn 7.528 tỷ đồng, lợi nhuận gộp từ bán hàng cung cấp dịch vụ âm 3.869 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 632 tỷ đồng trong quý 1/2020. Doanh thu hoạt động tài chính giảm, lỗ trong các công ty liên kết tăng mạnh đã khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm gấp đôi so với cùng kỳ, 4.900 tỷ đồng.
Luỹ kế, HVN lỗ 14.218 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ con số 6.072 tỷ đồng xuống còn 1.030 tỷ đồng tính đến cuối quý 1. Trong khi Nợ phải trả của HVN 59.580 tỷ đồng, gấp 58 lần vốn chủ sở hữu, trong đó khoản vay nợ tài chính với tổng cộng hơn 34.000 tỷ đồng, chiếm 57% nợ phải trả. Những con số này khiến HVN có khả năng mất toàn bộ vốn chủ sở hữu trong quý 2/2021 là hoàn toàn có cơ sở.
Mới đây, tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines mới đây đã đăng thông báo mời tham gia mua đấu giá 11 tàu bay A321CEO sản xuất năm 2004, 2007 và 2008. Ngoài ra, Vietnam Airlines còn muốn bán và thuê lại một động cơ dự phòng PW1133G-JM kèm QEC mới (Quick Engine Change – bộ thay động cơ nhanh) dự kiến giao tháng 7/2021.
Rao bán tàu bay đã có trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của hãng nhằm dần thay các tàu bay cũ, và giúp hãng có thêm dòng tiền ngắn hạn vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid 19. Dù vậy nếu tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp như hiện nay thì HVN cần một dòng tiền lớn khác.
KẾ HOẠCH CỨU TRỢ CỦA CHÍNH PHÚ GIÚP HVN GIẢM BỚT ÁP LỰC THANH KHOẢN TRIỂN VỌNG PHỤC HỒI ĐẾN ĐÂU LIỆU CÓ QUA ĐƯỢC CƠN BĨ CỰC
Theo chuyên gia trong lĩnh vực hàng không – du lịch dự báo, ngành hàng không và ngành du lịch có thể sẽ không bao giờ phục hồi được như trước bởi các doanh nhân ở khắp nơi trên thế giới nhận ra rằng họ có thể vẫn chốt được hợp đồng thông qua ứng dụng hội họp trực tuyến từ công ty và thậm chí từ nhà.
Do đó dự báo nhu cầu hàng không trên thế giới cũng như của Việt Nam phải mất rất lâu, vài năm nữa mới trở lại mức năm 2019 trước khi có đại dịch Covid-19 và mức tăng trưởng cũng thấp hơn trước.

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, trong đó nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines.
Theo đó, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dồng thời cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng đúng quy định.
Từ đầu năm đến nay, do tác động của dịch Covid -19 lên ngành hàng không toàn cầu, tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines sa sút, các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính đều giảm mạnh.
Ngoài công ty mẹ, Vietnam Airlines lỗ còn do các công ty con liên quan đến cung cấp dịch vụ hàng không cũng giảm mạnh như Vacs, Skypec, Viags… Nguồn lực tài chính của Vietnam Airlines cũng dần suy yếu.
NHẬN ĐỊNH CỔ PHIẾU HNV CÓ NÊN ĐẦU TƯ HAY KHÔNG
Dịch bệnh Covid không chỉ khiến Vietnam Airline mà còn khiến tất cả các hãng hàng không thế giới điêu đứng. Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu HVN đang có mức giá khoảng trên dưới 27.000 đ/cp. Với triển vọng vô cùng kém tích cực như vậy, nếu không khắc phục được tình trạng thua lỗ nặng, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines sẽ nguy cơ bị huỷ niêm yết. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên lựa chọn đứng bên lề để quan sát tình hình kinh doanh của Vietnam Airline và sự biến động giá cổ phiếu HVN.