Trong thị trường chứng khoán hiện nay thuật ngữ P/B là gì? Đây là một cụm từ mà rất nhiều người không hiểu và thường xuyên đặt ra câu hỏi. Bạn muốn hiểu và giải đáp được ý nghĩa của chỉ số này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Chỉ số P/B
Chỉ số P/B là gì ?
Chỉ số P/B là cụm từ viết tắt của(Price to Book ratio): là 1 chỉ số tài chính quan trọng, đối tượng được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Cũng như trên thị trường P/B là đối tượng phân tích giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá rẻ mà thị trường ít quan tâm.
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Giá trị chỉ số P/B thấp:
- Doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó
- Giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức
- Thu nhập trên tài sản của công ty quá thấp
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
Giá trị chỉ số P/B cao:
- Công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao
- Doanh nghiệp có nhiều tài sản ngầm đáng giá cao hơn như bất động sản, bằng sáng chế, nắm cổ phần doanh nghiệp khác
- Cổ phiếu đang định giá cao
Muốn biết liệu số cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không thì nhà đầu tư cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức P/B trung bình ngành. Về mặt lý thuyết bạn có thể mua tất cả cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản có giá trị cao hơn giá cổ phiếu tích lũy.
Những điều cần quan tâm đến chỉ số P/B
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B
Ưu điểm của chỉ số P/B
- Giá trị ghi sổ thường luôn dương, nên có thể áp dụng để định giá những doanh nghiệp thua lỗ
- Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó là một chỉ số tốt khi chỉ số EPS quá biến động.
- Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty hầu hết các phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư
Nhược điểm của chỉ số P/B
- Chỉ số này không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng
- Có thể bị ảo do nguyên tắc kế toán như tài sản ngầm, tài sản ảo nhiều
- Chỉ số P/B sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành so sự khác biệt mô hình, chiến lược kinh doanh phân khúc
- Giá trị ghi sổ có thể có thể phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản
Điều chỉnh chỉ số P/B
Những điều cần chú ý về chỉ số P/B
● Sự thay đổi P/B trong các sự kiện đặc biệt
Trong khi, giá cổ phiếu trên thị trường là thước đo của dòng tiền mà công ty sinh ra trong tương lai. Còn giá trị sổ sách là một thước đo kế toán dựa trên lịch sử và hiện tại.
Chỉ số P/B phản ánh số tiền nhà đầu tư bỏ ra so với vốn chủ sở hữu của công ty, tức là mối quan hệ giữa thị trường và giá trị cổ phiếu.
● Quan hệ giữa chỉ số P/B và ROE
Các doanh nghiệp có ROE càng cao, thì P/B càng lớn.
Vốn hóa thị trường là giá mà nhà đầu tư bỏ tiền ra mua toàn bộ công ty, bằng giá 1 cổ phiếu nhân với tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Một số cổ phiếu khi P/B cao và ROE thấp được xem là cổ phiếu vượt quá giá trị như ROS, khi ROS tăng lên thì chỉ số P/B tăng lên. Đó là lý do giải thích tại sao khi P/B của mã DSN cao nhưng nó vẫn rất vững vàng và tăng giá rất mạnh.
● Sự ảnh hưởng của tài sản vô hình lên chỉ số P/B
Khi nhà đầu tư vào cổ phiếu mà vốn hóa thị trường > vốn chủ sở hữu thì khi đó P/B lớn hơn 1 điều này nói lên việc doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu về lợi nhuận từ việc bán hàng của họ. Ngược lại nếu P/B nhỏ hơn 1 đồng nghĩa công ty có tương lai bấp bênh, khó khăn hoặc dẫn đến phá sản.
Trong môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng như hôm nay, thì P/B chỉ là một chỉ số định giá trong nhiều chỉ số cần xem xét khi định giá doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần xem xét kèm các yếu tố định tính và định lượng để ra những quyết định đầu tư sáng suốt và mang lại lợi nhuận cao.
Hi vọng qua bài viết trên, sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong giao dịch. Chúc các bạn thành công!

Xin chào. Tôi là Yến Stock – Chuyên gia Đầu tư và Chứng khoán tại XMX Việt Nam